Ðăng nhập

View Full Version : Hội họa Trung Quốc: “Khổng Tử hỏi lễ nghi”


pthotel
14-06-2012, 12:09 PM
Hội họa Trung Quốc: “Khổng Tử hỏi lễ nghi”

[/URL][URL="http://chanhkien.org/wp-content/plugins/wp-print/images/print.gif"]http://chanhkien.org/wp-content/plugins/wp-print/images/print.gif (http://chanhkien.org/2011/05/hoi-hoa-trung-quoc-khong-tu-hoi-le-nghi-.html?print=1) Bản để in (http://chanhkien.org/2011/05/hoi-hoa-trung-quoc-khong-tu-hoi-le-nghi-.html?print=1)

Tác giả: Chương Thúy Anh

http://chanhkien.org/wp-content/uploads/2011/05/ConfuciusAskLaozi.jpg (http://chanhkien.org/wp-content/uploads/2011/05/ConfuciusAskLaozi.jpg)
Bức tranh ‘Khổng Tử hỏi lễ nghi’ của Chương Thúy Anh.


[Chanhkien.org] Khổng Tử từng hỏi Lão Tử về vấn đề chế độ lễ nhạc qua các triều đại trong lịch sử Trung Hoa. Cuộc gặp gỡ này là rất nổi tiếng trong lịch sử, và người ta có thể tìm thấy nhiều ghi chép; ngoài «Sử Ký» và những ghi chép trong chính sử ra còn có «Lão Tử thái đồ» (tương truyền vào cuối thời Xuân Thu), «Lão Tử, bạch thư tàn phiến» (một bộ phận) và các bức họa trên gạch vào triều Hán; còn có một bia đá trên tòa lầu ở phía Bắc phố Đông Quan, thành phố Lạc Dương, Trung Quốc; tương truyền đây chính là nơi Khổng Tử gặp Lão Tử và hỏi về lễ nghi.


Bức tranh ‘Khổng Tử hỏi lễ nghi’ (“Khổng Tử vấn lễ đồ”) của Chương Thúy Anh kể lại mẩu cố sự này: Lão Tử tóc bạc phơ búi sau đầu, đôi hàng mi trắng như cước, ngồi xếp bằng trên thạch đài; Khổng Tử chắp tay lễ độ cung kính, hướng về Lão Tử cúi đầu thi lễ.


Trong hơn 2.000 năm qua, “Đạo Trung dung” và “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” của Khổng Tử cùng với “Hư vô thanh tĩnh, tự nhiên vô vi” của Lão Tử đều đại biểu cùng một Đạo lý, đã trở thành tiêu chuẩn đạo đức và phương thức tu luyện của người Trung Quốc, đóng một vai trò rất lớn trong việc duy hộ ổn định xã hội và hài hòa gia đình. Thêm vào đó, nó cũng khiến những người có căn cơ và tu luyện được có thể tu luyện lên trên. Học thuyết của Khổng Tử và Lão Tử không chỉ đem lại lợi ích cho người dân Trung Quốc, mà còn truyền khắp Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á và khắp các nước trên thế giới.


Người Trung Quốc từ xưa tới nay vẫn có cách nói “ngoại Nho nội Đạo”; nghĩa là, người có học vấn chân chính ở bề mặt giảng những điều của Nho gia, nhưng trong lòng thì chiểu theo nguyên lý của Đạo gia; trong xã hội, họ giảng đạo lý Khổng Tử, nhưng trong tu luyện đạo đức cá nhân thì họ dùng Đạo của Lão Tử.


Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/9/4/18389.html
http://pureinsight.org/node/1206

italianhome
14-06-2012, 12:09 PM
cho em hỏi luôn.. Lão Tử là ai ạ ? :D

urbaninteriors
14-06-2012, 12:09 PM
“Lão Tử” tên thật là Lý Nhĩ, tên tự là Bá Dương. “Lão” là ý gọi người tuổi cao Đức lớn. “Tử” là cách gọi bày tỏ lòng tôn kính đối với người khác. Tương truyền Lão Tử bẩm sinh có khí chất phi phàm, am hiểu chuyện xưa, giỏi việc lễ chế, từng đảm nhiệm chức quan “Thủ tàng thất sử” (tương đương với giám đốc thư viện quốc gia hoặc là giám đốc viện bảo tàng quốc gia) và chức Trụ hạ sử (tương đương với chức quan Ngự sử thời Tần, Hán). Lão Tử ở lại Lạc Dương nước Chu thật lâu, thấy rõ sự suy sụp của nhà Chu. Năm 500 trước công nguyên, trong hoàng tộc nhà Chu phát sinh cuộc nội chiến tranh giành ngôi vị, Lão Tử bị liên lụy và bị bãi quan. Lão Tử cảm thấy nhân thế hiểm ác, bèn rời đi. Ông lưu lạc khắp 4 phương trời nhưng không để ai biết danh tính của mình.

Ngày 1 tháng 9 năm 478 trước công nguyên, Lão Tử 93 tuổi đi về nước Tần. Lúc đi qua cửa Hàm Cốc, quan Lệnh tên là Doãn Hỷ ở đó xem bói đã biết trước là sẽ có một Thần nhân đi qua đây, bèn sai người quét dọn sạch sẽ 40 dặm đường để nghênh đón. Quả nhiên Lão Tử tới. Doãn Hỷ nói: “Tiên sinh Ngài muốn ẩn cư, sau này không còn được nghe Ngài dạy bảo nữa, kính xin tiên sinh viết sách để truyền lại cho hậu thế!”. Lão Tử tại Trung Nguyên chưa từng truyền thụ lại điều gì. Ông biết Doãn Hỷ trong mệnh đã định là sẽ đắc Đạo, bèn tạm dừng lại nơi này một thời gian ngắn, viết lại cuốn sách nổi tiếng ngàn đời: “Đạo Đức kinh”. Sau đó, Lão Tử ra khỏi cửa Hàm Cốc đi về phía Tây, vượt qua vùng Lưu Sa… Lưu Sa là chỉ vùng sa mạc lớn ở Tân Cương. Không ai biết cuối cùng ông đã đi về nơi đâu.

Nguồn trích dẫn: http://chanhkien.org/2010/03/cau-chuyen-chua-ke-trong-lich-su-lao-tu-khong-tu-va-thich-ca-mau-ni.html