pankohcmc
14-06-2012, 01:43 PM
Chuck Close
(1940 - nay)
Sinh tại: Monroe, Washington, Mỹ
Làm việc: New York, NY, Mỹ
Bức tự họa rối bời nổi tiếng – những cọng râu lún phún mọc ra từ cằm, hai chân mày nhíu lại thành một đường thẳng bên trên một cặp kính sẫm màu, một cái mũi như củ hành và những sợi lông mũi thò ra một cách vô tổ chức – không thể kỳ cục hơn với ý thức về một phương pháp đầy ám ảnh, mỗi-milimet-vuông-phải-được-tô-đúng-màu-của-nó, của người họa sỹ tạo ra nó. Chuck Close vẽ cả những chi tiết nhỏ nhất, những bức chân dung hoàn hảo về kỹ thuật nhất mà nghệ thuật của thế kỷ 20 từng biết đến – và cũng khó tha thứ nhất. Các vết rạn chân chim, lỗ chân lông, các mạch máu dưới da: những thứ mà ai cũng muốn xóa đi nhờ một ống kính tốt được phóng đại lên trên một tấm toan cao 8-9 foot trong những tác phẩm dày công của Close.
Charles Thomas Close được sinh ra trong một gia đình với người cha là một nhà phát minh thất bại làm nghề thợ hàn ống nước và mẹ là một giáo viên dạy piano, người đã luôn khuyến khích ông vẽ. Trường Đại học Yale mà ông từng học trong những năm đầu thập kỷ '60, có mặt những tên tuổi sáng giá của nghệ thuật sau này như Brice Marden và Richard Serra và tràn ngập những kẻ bắt chước theo Pollock và de Kooning. Close bỏ tất cả lại sau lưng vào năm 1967, khi ông bắt đầu vẽ lại chính khuôn mặt của mình, từ một bức ảnh đen trắng, chính xác đến từng ô vuông nhỏ. Những bức chân dung với kỹ thuật ngày càng hoàn thiện sau đó có phần nào cái tư tưởng của trào lưu Cực tiểu: lấy-nó-hoặc-bỏ-nó và đưa tính khách quan của phong cách Photo-Realism đạt đến một mức không tưởng tượng nổi. Chẳng có bức chân dung nào được đặt trước: "Tôi ghét cái cảm giác rằng tôi cần vẽ lại hàm răng cho thẳng thớm hơn," Close đã từng giải thích như thế.
Một cơn đột quỵ năm 1989 khiến Close bị liệt; và câu chuyện anh hùng của Close khi học vẽ lại khi ngồi xe lăn đã khiến ông trở thành một huyền thoại của thế giới nghệ thuật. Kỹ thuật thúc đẩy ông như vẫn luôn thế, đòi hỏi một khoảng cách cảm xúc mà ông áp đặt vào đó, thậm chí vào chính bản thân mình. "Khi tôi vẽ chính mình, tôi luôn cho đó là ‘anh ta’ – Đôi khi tôi không thể nghĩ rằng đó chính là bản thân tôi và dù tôi trông xấu trai hay đẹp trai hay thế nào cũng vậy," ông viết. "Một khuôn mặt có thể biểu hiện những thông tin khá đặc trưng mà mọi người có thể cảm nhận được, điều đó có thể đúng, mà cũng có thể sai. Nó giúp tôi vững vàng, khiến tôi giữ được khoảng cách cần thiết, hay nói cách khác, điều này khá gần gũi – không có trò chơi chữ nào cả.
Nguồn: www.vnvisualart.com
(1940 - nay)
Sinh tại: Monroe, Washington, Mỹ
Làm việc: New York, NY, Mỹ
Bức tự họa rối bời nổi tiếng – những cọng râu lún phún mọc ra từ cằm, hai chân mày nhíu lại thành một đường thẳng bên trên một cặp kính sẫm màu, một cái mũi như củ hành và những sợi lông mũi thò ra một cách vô tổ chức – không thể kỳ cục hơn với ý thức về một phương pháp đầy ám ảnh, mỗi-milimet-vuông-phải-được-tô-đúng-màu-của-nó, của người họa sỹ tạo ra nó. Chuck Close vẽ cả những chi tiết nhỏ nhất, những bức chân dung hoàn hảo về kỹ thuật nhất mà nghệ thuật của thế kỷ 20 từng biết đến – và cũng khó tha thứ nhất. Các vết rạn chân chim, lỗ chân lông, các mạch máu dưới da: những thứ mà ai cũng muốn xóa đi nhờ một ống kính tốt được phóng đại lên trên một tấm toan cao 8-9 foot trong những tác phẩm dày công của Close.
Charles Thomas Close được sinh ra trong một gia đình với người cha là một nhà phát minh thất bại làm nghề thợ hàn ống nước và mẹ là một giáo viên dạy piano, người đã luôn khuyến khích ông vẽ. Trường Đại học Yale mà ông từng học trong những năm đầu thập kỷ '60, có mặt những tên tuổi sáng giá của nghệ thuật sau này như Brice Marden và Richard Serra và tràn ngập những kẻ bắt chước theo Pollock và de Kooning. Close bỏ tất cả lại sau lưng vào năm 1967, khi ông bắt đầu vẽ lại chính khuôn mặt của mình, từ một bức ảnh đen trắng, chính xác đến từng ô vuông nhỏ. Những bức chân dung với kỹ thuật ngày càng hoàn thiện sau đó có phần nào cái tư tưởng của trào lưu Cực tiểu: lấy-nó-hoặc-bỏ-nó và đưa tính khách quan của phong cách Photo-Realism đạt đến một mức không tưởng tượng nổi. Chẳng có bức chân dung nào được đặt trước: "Tôi ghét cái cảm giác rằng tôi cần vẽ lại hàm răng cho thẳng thớm hơn," Close đã từng giải thích như thế.
Một cơn đột quỵ năm 1989 khiến Close bị liệt; và câu chuyện anh hùng của Close khi học vẽ lại khi ngồi xe lăn đã khiến ông trở thành một huyền thoại của thế giới nghệ thuật. Kỹ thuật thúc đẩy ông như vẫn luôn thế, đòi hỏi một khoảng cách cảm xúc mà ông áp đặt vào đó, thậm chí vào chính bản thân mình. "Khi tôi vẽ chính mình, tôi luôn cho đó là ‘anh ta’ – Đôi khi tôi không thể nghĩ rằng đó chính là bản thân tôi và dù tôi trông xấu trai hay đẹp trai hay thế nào cũng vậy," ông viết. "Một khuôn mặt có thể biểu hiện những thông tin khá đặc trưng mà mọi người có thể cảm nhận được, điều đó có thể đúng, mà cũng có thể sai. Nó giúp tôi vững vàng, khiến tôi giữ được khoảng cách cần thiết, hay nói cách khác, điều này khá gần gũi – không có trò chơi chữ nào cả.
Nguồn: www.vnvisualart.com