PDA

View Full Version : Festival Mỹ thuật trẻ 2007 - Được chăng hay chớ? - Thùy Vân


ld_garment
03-01-2013, 09:58 AM
Festival Mỹ thuật trẻ 2007 - Được chăng hay chớ?

1.

Trước khi khai mạc Festival này [1] không đầy một tuần, tôi được một người bạn thân - cũng là một nghệ sĩ tham dự - thông tin cho biết về sự kiện đáng lí ra phải được quảng cáo trước cả năm trời, hoặc chí ít cũng là vài tháng như một depart truyền thông của bất kỳ một sự kiện văn hoá chuyên nghiệp nào. Bạn bảo, mỗi nghệ sĩ tham gia được tài trợ 4 triệu đồng, ai cũng như ai, không phân biệt Bắc-Trung-Nam hay sự tốn phí cho sáng tác. Bạn nộp phác thảo sắp đặt của mình bằng bản vẽ chì đen, như kiểu gọi là cho có, đến Ban tổ chức, và sáng tác thì cho đến sát ngày triển lãm, vẫn chưa được hoàn thiện về mặt ý tưởng.

Với những người khác thì tôi không biết nhưng rõ ràng với bạn tôi, việc tham gia triển lãm này không phải là một chương trình có chuẩn bị lâu dài. Thậm chí, cho đến đêm trước ngày khai mạc, bạn mới viết xong bản ý tưởng (statement) và nhờ dịch tiếng Anh cấp tốc để kịp có trước giờ khai mạc...

Thế nhưng chỉ một vài ngày trước, tôi có kịp đọc trên VietNamNet một bài phỏng vấn ông Đào Minh Tri, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Thành phố HCM, xung quanh triển lãm này thì được biết: hồ sơ tác phẩm phải qua ba lần duyệt, chưa kể lần duyệt cuối cùng của một hội đồng của Bộ Văn hoá-Thông tin trong buổi sáng ngày khai mạc triển lãm. Và theo lời ông, Ban tổ chức còn mất công cả năm trời đi gặp gỡ, tuyển chọn nghệ sĩ và trao đổi với nghệ sĩ về sáng tác chuẩn bị cho Festival... Có một cái gì đó mâu thuẫn giữa câu trả lời đó với sự chuẩn bị triển lãm của người bạn thân của tôi...


2.

Buổi sáng ngày 14-3, một ngày trước khai mạc, tôi may mắn được theo chân hội đồng kiểm duyệt của Bộ Văn hoá-Thông tin đi duyệt các sáng tác. Đi đến địa điểm bày sáng tác nào, đoàn cũng được nghe anh Trần Lương - curator của triển lãm - trình bày một cách thuyết phục về tiểu sử tác giả cũng như ý tưởng tác phẩm. Anh như một người hiểu thấu tất cả những gì đang được bày biện ở trong triển lãm này. Cho đến trước một bản khắc gỗ original, trong đó gợi hình ảnh hai người phụ nữ đang làm tình, [2] ông chủ tịch hội đồng nói à ồ rằng nó là tranh đồng tính, rồi ghi chữ “bỏ” bên cạnh tiêu đề sáng tác trong tập văn bản ông cầm trên tay. Đến sáng tác “Con lợn tiết kiệm”, có chụp hình một cánh tay giơ thẳng nhưng bàn tay nắm chặt và được khía một khe nhỏ để đút tiền, đoàn người lại ồ à nghe thuyết trình rồi đưa ra ý kiến: nên rút tên thành “tiết kiệm” thôi, chứ con lợn này kia để làm gì... Đến lúc gặp một nghệ sĩ trẻ TPHCM, được curator giới thiệu sẽ làm một performance trong buổi khai mạc triển lãm, đoàn có đề nghị nghệ sĩ này trình diễn luôn để đoàn duyệt. Đến đây, thì tôi thấy việc duyệt tác phẩm đã có phần trở nên lố bịch, đơn giản vì nghệ thuật trình diễn là thứ nghệ thuật của phản ứng tức thời, tuỳ thuộc vào ngữ cảnh để nghệ sĩ ứng biến, tuy rằng nó có thể được mang một nội dung nhất định. Vì thế việc duyệt sáng tác theo kiểu đó là thể hiện sự không hiểu biết của hội đồng...

Lạ nhất là trong toàn bộ buổi duyệt sáng tác đó, không có bất cứ một nghệ sĩ nào có mặt để trực tiếp trao đổi cùng hội đồng về tác phẩm của họ, tất cả đều do curator trình bày. Cũng có một vài nghệ sĩ đi theo để xem hội đồng bàn thảo thế nào, nhưng chỉ là để đi theo, thậm chí đến sáng tác của mình, họ cũng chỉ đứng lặng lẽ nghe curator giới thiệu và hội đồng bàn tán.


3.

Sát giờ khai mạc triển lãm, người bạn nghệ sĩ thân thiết của tôi gọi điện thoại, thông báo một tin: người ta cấm không cho gắn bản statement lên bên cạnh sáng tác. Tôi hỏi người ta là ai, bạn bảo thấy cô thư ký của ông Đào Minh Tri đi thu tất cả rồi. Bạn cũng cho biết, có thấy nhiều công an văn hoá đứng loanh quanh đó.

Về sau, trong một cuộc toạ đàm, ông Vụ phó Vụ Mỹ thuật- Nhiếp ảnh, Bộ Văn hoá-Thông tin, giải thích về sự việc đó như sau: Hội đồng thấy có nhiều bản viết “ngược” lại với nội dung sáng tác, và như thế nếu công chúng đọc được thì chỉ bất lợi cho nghệ sĩ mà thôi. Ơ hay, nghệ sĩ đâu phải là những đứa con... ốm yếu của hội đồng mà phải bao bọc họ ghê vậy? Cũng trong buổi toạ đàm đó, nữ nghệ sĩ Nguyễn Kim Hoàng đã không e ngại thuật lại rằng: trong buổi khai mạc, chị đứng trước sáng tác của mình và phát cho người xem từng tờ văn bản statement, vì tuy không được bày một cách công khai nhưng không thấy ai nói cấm đưa tận tay cho khán giả cả. Thực ra, bản statement chỉ là một cách văn bản hoá ý tưởng của nghệ sĩ, cũng có thể trong đó nói được nhiều hơn, rõ ràng hơn và sâu sắc hơn so với chính sáng tác, nhưng lạc đề thì chắc là không. Và một điều chắc chắn rằng những văn bản statement của các sáng tác “nhạy cảm”, cùng với sáng tác, sẽ tác động mạnh hơn đến người xem, thế nên tốt nhất là thu chúng lại, để nghệ thuật bơ vơ ở đó, ai muốn cảm, muốn hiểu gì thì tuỳ...


4.

Một người bạn làm việc tại Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương cho tôi hay, người phụ trách Mỹ thuật của Ban này nói về Festival rằng họ muốn tạo cho giới trẻ một sân chơi, nhưng nhiều nghệ sĩ đã không gửi sáng tác tốt đến. Lại khái niệm “sân chơi”! Đây thật là một câu chuyện đáng bàn vì “sân chơi” chỉ là nơi chốn của những thứ “làm cho vui”. Nhưng sáng tạo mà chỉ là “làm cho vui” thì đó chỉ là một sự sáng tạo giả hiệu. Cứ như là một thói quen vậy, khi từ bao nhiêu năm nay, có một quan niệm phổ biến trong giới sáng tạo văn chương nghệ thuật Việt Nam là coi đó như một thứ “sân chơi”. Tôi thiển nghĩ quan niệm đó chỉ có thể “phù hợp” trong một môi cảnh sống tiểu nông được chăng hay chớ, qua loa và tạm bợ.


5.

Tôi đã đi xem triển lãm ba lần, cả những lúc trời mưa rét để chứng kiến những sáng tác bày ngoài trời trông tang thương thế nào... Lần đầu tiên, nghệ thuật đương đại Việt Nam được “chính thức” hoá bằng triển lãm này, do Hội Mỹ thuật TPHCM tổ chức với sự bảo trợ của Bộ Văn hoá-Thông tin. Thế nhưng triển lãm được diễn ra vỏn vẹn trong ba ngày, 16, 17, 18 tháng Ba, còn lại là một chiều tối khai mạc (ngày 15) và đến chiều 19, triển lãm đã được dọn dẹp dang dở. Cùng với những chuyện kể lặt vặt bên trên, tất cả hình như đang nói với tôi rằng triển lãm chỉ là một trò “ma mị” của những người muốn nhân danh “sự chính thức” của mỹ thuật đương đại Việt Nam - thành công lớn nhất của Festival này - để làm việc khác.

Đơn giản vì mỹ thuật đương đại không chỉ dừng lại ở các đơn vị tác phẩm kiểu như tranh tượng trong bảo tàng, mà nó cần được sống cùng và sống trong hiệu ứng xã hội tức thời. Và vì thế, nó cần được úng xử một cách nhà nghề. Tôi đồ rằng những người tổ chức ra triển lãm này cũng như các nghệ sĩ tham gia thừa hiểu điều đó.

© 2007 talawas



--------------------------------------------------------------------------------
[1]Festival Mỹ thuật Trẻ được diễn ra tại Đại học Mỹ thuật Hà Nội từ ngày 15- 19/3/2007. Triển lãm do Hội Mỹ thuật TPHCM tổ chức với sự bảo trợ của Bộ Văn hoá-Thông tin và tài trợ của Quỹ Đan Mạch hỗ trợ phát triển văn hoá Việt Nam và quỹ Văn hoá Việt Nam-Thuỵ Điển. Triển lãm có sự tham gia của hơn 50 nghệ sĩ mỹ thuật đương đại đến từ ba trung tâm văn hoá là Hà Nội, Huế, TPHCM. Đây là lần đầu tiên các hình thức mỹ thuật đương đại được Nhà nước tổ chức triển lãm. Trước Festival này, các triển lãm mỹ thuật đương đại ở Việt Nam đều do cá nhân nghệ sĩ tự thu xếp hoặc với sự tham gia của các cá nhân, tổ chức, cơ quan nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
[2]“Những cành mỏi mệt”, khắc gỗ của Lý Trần Quỳnh Giang

eurocellvn
03-01-2013, 09:58 AM
Một bài viết hay mà tôi được đọc trước đó trên talawas và định post lên đây nhưng chưa được.
Nghệ thuật đương đại vẫn đang còn bị hạn chế. Tôi củng được đọc 1 tài liệu trên talawas và cảm thấy có rất nhiều ý kiến trái ngược về cái loại hình nghệ thuật này, có nhiều người cho rằng cái loại hình nghệ thuật như trình diễn hay sắp đặt... trong mắt một số người thì đó chỉ là những sự hứng thú của tuổi trẻ....

vuthuycoltd
03-01-2013, 09:58 AM
Trịnh Cung
Từ nhà tiên phong đến kẻ bảo thủ

Trong một cuộc họp mới đây của ngành hội hoạ tại Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh để chuẩn bị tổ chức cuộc triển lãm “Kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Mỹ thuật TPHCM”, vì thấy không có đại diện giới hoạ sĩ trẻ, tôi có đặt câu hỏi: “Cuộc triển lãm này sẽ bao gồm các trào lưu hội hoạ nào, sao tôi thấy ngồi đây toàn những họa sĩ già hoặc đang già (khoảng 15 người), nếu là một chặng đường 25 năm thì phải có các bạn trẻ với trào lưu hội hoạ ngoài giá vẽ (đương đại) đã và đang hoạt động sôi nổi?”
http://www.talawas.org/talaDB/pics/mi071106_1.jpg
Một bức tranh của hoạ sĩ Lâm Triết


Như đã có bức xúc từ lâu, hoạ sĩ Lâm Triết (Việt kiều Mỹ) liền phản bác ngay: ”Tôi đã cầm cọ vẽ 50 năm rồi, không thể nào coi Sắp đặt hay Trình diễn là hội hoạ được. Chẳng ra gì cả cái gọi là hội hoạ ngoài giá vẽ!”. Tôi bỏ cuộc họp ra về vì ngượng cho câu phát ngôn mù kiến thức mỹ thuật của anh họa sĩ cùng thời với tôi, người từng là một hoạ sĩ hiện đại tài năng của Sài Gòn vào những thập niên 60-70, người từng là sinh viên mỹ thuật chống lại đường lối bảo thủ của những ông thầy Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế và đã bỏ học sau khi bức tranh “Ngựa” của anh vẽ theo lối bán trừu tượng đoạt huy chương vàng trong cuộc triển lãm thường niên Hội hoạ mùa Xuân của Sài Gòn năm 1962.


http://www.talawas.org/talaDB/pics/mi071106_2.jpg
Một tác phẩm của hoạ sĩ Nguyên Khai

Thật ra, đây không phải lần đầu hoạ sĩ Lâm Triết công khai nói ra cái suy nghĩ thiếu cập nhật về các trào lưu mới của hội hoạ ngày nay của mình như trên mà đã từng cho rằng: việc dùng những con chip từ máy tính phế thải để tạo ra những bức tranh trừu tượng đương đại của hoạ sĩ người Mỹ gốc Việt Nguyên Khai là tào lao trong một trả lời phỏng vấn trên tuần báo Việt Weekly ở Quận Cam (California) thời gian gần đây. Và có lẽ, đây cũng không phải chỉ là ‎ý kiến lẻ tẻ của một vài họa sĩ như Lâm Triết về các trào lưu mới của “mỹ thuật hiện giờ” (art now), mặc dù trong số họ từng có những người là hoạ sĩ tiền phong của mỹ thuật Việt Nam cách nay 30-40 năm.

Trong một lần dự hội thảo tại một trường đại học dân lập của Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2005) về mỹ thuật Sài Gòn, một hoạ sĩ rất nổi tiếng về tranh sơn mài hiện đại (trừu tượng), Hồ Hữu Thủ, cũng đã có nhận xét về hội họa ngoài giá vẽ y như ‎ý kiến nêu trên của hoạ sĩ Lâm Triết. Rõ ràng hội họa đương đại Việt Nam đang gặp phải một lực cản rất lớn không phải đến từ bên ngoài mà ngay trong cộng đồng những người làm nghệ thuật có vai vế. Và đây là lý‎ do chính tại sao các hình thức của mỹ thuật đương đại như Sắp đặt, Trình diễn, Video Art,… vẫn còn bị các nhà quản lý‎ mỹ thuật trong nước cho đứng bên lề.

Thực ra, cũng chỉ có 2 nguyên nhân chủ yếu:


Giới hoạ sĩ Việt Nam đa số ít đọc sách và không có thói quen cập nhật thông tin về mỹ thuật thế giới. Lúc còn đi học ở trường mỹ thuật, họ không coi trọng môn lịch sử mỹ thuật và môn mỹ học. Chỉ có một số rất ít vẽ theo trường phái mới và thường chỉ là do cảm tính và hứng thú riêng của thời tuổi trẻ. Nhưng nếu không có kiến thức thì lấy đâu ra ý thức sáng tạo? Vì chỉ biết lõm bõm về lịch sữ mỹ thuật nên họ thường có những phát biểu hết sức khiếm nhã về các trường phái mới, ví dụ như một hoạ sĩ vẽ tranh hữu hình thì chê những ai vẽ trừu tượng là những người không biết vẽ, v.v… Và sau khi tranh mình được xã hội ca ngợi thì họ nghiễm nhiên là họa sĩ lớn, mà đã như thế thì càng không dám học thêm, nhất là ngoại ngữ. Không mù thông tin về mỹ thuật đương đại mới là chuyện lạ.
http://www.talawas.org/talaDB/pics/mi071106_3.jpg
Tác phẩm của hoạ sĩ Hồ Hữu Thủ trưng bày tại trụ sở Ngân hàng Thế giới

Thứ 2 là họ bị di căn chủ nghĩa phong kiến, tham quyền cố vị nên chỉ nơm nớp lo sợ bị đám trẻ mới hơn, táo bạo hơn, hợp thời hơn mình lật đổ mất vai trò “ông lớn” của mỹ thuật nước nhà.
Chẳng thế mà những hoạ sĩ già ấy, cách đây vài chục năm, từng bị các ông thầy ngày xưa đuổi học hoặc phê phán nặng nề về cái tội vẽ thứ “hội hoạ mô-đéc”, và ngược lại, nhờ làm mới mỹ thuật Việt Nam mà họ đã thành danh rất sớm nhưng thật buồn thay, hôm nay, lại chính họ, từ nhà tiền phong đã trở thành kẻ bảo thủ, chống lại hoạ sĩ thế hệ trẻ đang làm thứ mỹ thuật mới hơn mình, thứ mỹ thuật của chính thời đại của họ?

Đã đến lúc những người như chúng ta nên đứng qua một bên, làm cổ động viên cho lớp trẻ. Đó là cách tốt nhất giữ cho mình không lạc lõng trước thời cuộc và cũng không tự mình phá huỷ đi cái “vang bóng một thời” của một thời tuổi trẻ sáng tạo.

Sài Gòn tháng 10-2006

© 2006 talawas

hanamtbxd
03-01-2013, 09:58 AM
+Nói chung nhiều nhận xét trái chiều.... Tuy nhiên chúng ta nên có cái nhìn mới...Nhìn thoáng ra. Khen chê cũng cần phải thông minh. Chưa chắc chê người khác mình đã giỏi ... Người giỏi là người chê người khác được và cũng làm được.... Còn có những người giỏi hơn thì chê người khác mà lại làm cho người ta cảm thấy cần cố gắng hơn và giúp họ thành công....

+Còn nhiều người chê lấy được he he ...Tớ thấy cái gì cũng có 2 mặt của vấn đề. Có khen thì có chê. ..Như có mặt trời ắt sinh ra mặt trăng. Có ban ngày lại có ban đêm. he he dòng điện thì phải có 2 cực...đàn ông phải có đàn bà...và ngược lại.

+Nói chung không có gì trên thế giới này lớn lao và to tát lại không xuất phát từ những cái đơn giản. VÍ dụ: Những hạt nguyên tử nhỏ bé mắt thường ko nhìn thấy được. Lại là 1 yếu tốt quyết định nên cả vũ trụ bao la.......Vì vậy hôm nay họ có thể làm chưa được nhưng hãy làm sao nghĩ đến ngày mai. Ngày họ sẽ làm được điều gì đó. Không phải ai cũng làm được nghệ thuật. Và càng không phải ai cũng có thể phê bình được nghệ thuật. Không phải nghệ sĩ đương đại nào cũng không biết làm các tác phẩm gây tiếng vang....

tranhoainam4318
03-01-2013, 09:58 AM
cám ơn các bác . đây là những bình luận hay và bổ ích đấy .vấn đề được nêu trên cũng là vấn đề em đã bức xúc lâu ngày .

stpeterhn
03-01-2013, 09:58 AM
xin tiếp ý anh Trường ,em thấy trong tư tưởng nghệ thuật cần bổ sung thêm thuyết tương đối để giao hòa giữa nghệ thuật cổ điển ( truyền thống ) & nghệ thuật hiên đại (art now & art future) . để nghệ thuật truyền thống không bị mai mọt cũng như nghệ thuật hiện đại không bị cản bước phát triển .
cần có sự phóng thoáng trong sáng tác nghệ thuật và người nghệ sĩ cần có quyền tự do khi sáng tác .
em không đưa ra một định nghĩa nào cho nghệ thuật . nhưng theo em nghệ thuật là sự sáng tạo và cảm nhận cái đẹp của chính tác giả mà người khác không có quyền áp đặt. còn khi nói về sự cảm nhận của người thưởng thức . thì mỗi người có một cách cảm nhận khác nhau nên đừng buộc ai phải theo ý kiến của mình .
mặt khác làm nghệ thuật là sự thể hiện tư tưởng ,tình cảm của người nghệ sĩ tại một thời điểm bất kì . mà khi thời điểm ấy đã trôi qua ,đôi khi chính người nghệ sĩ đó cũng không thể tìm lại được cảm xúc ấy .
vì vậy .Trường phái cổ điển em không dám ý kiến . nhưng đã là hiện đại thì không còn bị che chở bởi những lý luận cổ hủ , không còn bị ràng buộc bởi bất cứ một tư tưởng nào khác ngoài sự sáng tạo ,và tình cảm của tác giả.
Tình hình nghệ thuật của ta hiện nay .không chỉ mỹ thuật mà cả âm nhạc dường như đang bị đè nặng bởi tư tưởng truyền thống . cái gì cũng phải có truyền thống , dù mới hay cũ cũng phải truyền thống . tại sao vậy ? . tại sao cứ phải buộc moden đi với truyền thống trong khi truyền thống không chấp nhận moden , còn moden thì lại rơi vào lạc hậu , tẻ nhạt .mất đi sức sống trẻ .
đã đến lúc chúng ta phải xem lại đường lối phát triển văn hóa nghệ thuật, , người nghệ sĩ cần được tự do trong lý luận sáng tác.
xin các bậc tiền bối cứ để chúng con tự do phát triển . và xin các anh em trẻ tôn trọng các bậc tiền bối .đồng thời xây dựng cho mình một đường lối phát triển nghê thuật vững chắc , chất lượng .
thank you .

marinehubvn
03-01-2013, 09:58 AM
To@childorphan: những ý nghĩ của bạn rất hay.

Cái này trong nhà trường đang gặp phải rất nhiều, các bậc tiền bối luôn dẫn dắt chúng ta đi theo lối mòn, rập khuôn. Cứ như vậy thì làm sao khơi được cái tư duy sáng tạo trong mổi con người.