lamnguyenvn
03-01-2013, 09:59 AM
Nghệ sĩ thị giác Như Huy
Nghệ thuật đương đại là một cách sống, cách tư duy
Nghệ thuật đích thực sẽ làm người xem thức tỉnh. Đó là cái đích mà bất cứ một người sáng tác nào, kể cả Như Huy đã, đang hướng tới.
-Cảm thấy xấu hổ về những gì đã sáng tác, về thời gian sáng tác trước khi tham dự TL hay một khóa học dài vài tháng ở nước ngoài (NN); về nước gần như phải bắt đầu lại từ đầu… Đôi lần trên báo, tôi rất kinh ngạc khi đọc phát ngôn kiểu ấy của vài họa sĩ trẻ (HST). Thêm vào đó, dư luận trong nước cũng đã có những đánh giá hoài nghi về chất lượng, về thứ bậc, thậm chí về cả vị trí thuộc dạng xa xăm khuất nẻo cho các tác phẩm trong những TL nghệ thuật đương đại (NTĐĐ) ở NN mà HS VN được mời tham dự...Là một trong số ít NST TPHCM được mời dự TL ngoài nước nhiều hơn trong nước, có nhiều bài viết, bản dịch đáng chú ý về NTĐĐ, từng nhận học bổng NN, và gần nhất 3 tháng cuối năm 2006 (8-12.2006) làm việc tại Hàn Quốc (HQ) theo dạng chính phủ HQ cấp học bổng cho các NS châu Á, anh có thể chia sẻ cảm tưởng của mình?
-Sau ba tháng làm việc tại HQ, một trong những niềm vui của tôi là…sách! Nhờ may mắn, tôi đã mua được 1 sô lượng sách khá lớn và đều là những cuốn sách với tôi là rất cần thiết cho nghề nghiệp của tôi, cả về mặt thực hành lẫn nghiên cứu chút đỉnh. Còn về các hoạt động nghệ thuật của tôi bên Hàn quốc, chắc chị cũng đã rõ qua một số thông tin trên truyền thông, tôi tham gia dự án Xe ngựa nghệ thuậ (Covered wagon of Art ) của nhóm nghệ sỹ Oasis,(Ốc đảo), ghé dự lưỡng niên Nghệ thuật Gwangju Biennale’ 2006 (GB’2006), và là giám tuyển Việt nam (Vietnam curator ), đồng thời cũng là nghệ sỹ tham gia triển lãm Xin chào, My Darling, thuộc dự án nghệ thuật Pace on the Peace (Bước trong hoà bình) tại gallery Stone and water, thành phố Anyang, triển lãm có sự tham gia của 16 NST TPHCM. Và mới đây nhất, từ 2-17.12, tôi có tham dự một TL MTĐĐ có tên Châu Á hôm nay (Asia now) chủ đề Toàn cầu hóa và tính địa phương (Globalisation and locality ) tại Seoul, TL này sẽ được tiếp tổ chức tại Arario Gallery, Bắc Kinh từ 20.1-11.3.
Về những “ ngạc nhiên” của chị đối với một số phát biểu của các nghệ sỹ sau khi đi triển lãm hay tham dự các khóa học ở nước ngoài về, bản thân tôi thấy cũng…không ngạc nhiên lắm. Tuy vậy, chúng ta cũng phải thừa nhận là những phát biểu kiểu ấy bây giờ đã hiếm đi nhiều rồi, tỷ lệ thuận với việc thế giới ngày càng thu nhỏ lại, cả về mặt thông tin lẫn thực tế. Cho nên hiện tại, những gì chúng ta biết và hình dung về thế giới không còn quá xa với những gì thực tế đang xẩy ra trên thế giới nữa. Về vấn đề này, thậm chí một số học giả nổi tiếng thế giới còn đưa ra khái niệm như là: “quốc gia tưởng tượng” ( imagined nation ) hay “ cộng đồng tưởng tượng “
( imagined community ), hàm chỉ những cộng đồng chia sẻ các tương đồng về văn hóa hay chính trị thông qua thông tin. Tôi cho rằng cho tới hiện nay mà chị còn nghe thấy những phát biểu “ cực đoan” kiểu như chị vừa kể thì quả là hơi…lạ. Tuy nhiên, Nhìn từ một chiều khác của vấn đề, ta cũng lại phải rất khiêm tốn mà nhận ra rằng, nghệ thuật đương đại Việt Nam là một nền nghệ thuật, nhìn chung, trên bề mặt có vẻ phát triển rất mạnh, nhưng thực sự còn rất non trẻ, cả về mặt ý niệm lẫn thực hành. Chỉ cần lấy một nền nghệ thuật bên cạnh Việt Nam với mô hình văn hóa gốc cũng tương tự như của Việt Nam ở góc độ cùng là những nước thuộc địa, là Indonesia, chúng ta thấy họ, ngay từ những thâp kỷ 70 cũng đã có những thử nghiệm đầu tiên với các tác phẩm đa phương tiện tại hai trung tâm nghệ thuật Bandung và Joryakarta, và cho tới nay, Jakarta cũng như Yogyakarta đã là những trung tâm nghệ thuật đương đại rất mạnh, không chỉ của riêng Indonesia nữa, mà còn của khu vực. Chính vì lẽ đó, việc các nghệ sỹ Việt Nam tham dự các triển lãm hoặc các khóa học ở nước ngoài với tâm thế lắng nghe nhiều hơn tuyên bố này nọ, theo tôi là hợp lý và có thể hiểu được.
Ở một ý khác của chị về việc các nghệ sỹ “ tung hỏa mù”, tôi cũng công nhận với chị hiện tựơng này không phải không có, thế nhưng, tôi cho rằng các cú tung hỏa mù ấy, hầu hết đều có mục đích kinh tế là chủ yếu, và có lẽ chỉ làm mờ mắt được các công chúng đơn giản chứ trong thời buổi thông tin hiện nay, việc “ tung hỏa mù “ kiểu ấy là khó và rất…liều ( cười ) bởi chỉ cần 1 cái click chuột là chúng ta có thể khám phá ra ngay những gì ở dưới lớp bụi mù ấy.
Chị cũng vừa có nói tới 1 ý theo tôi là rất thú vị, đó là việc các nghệ sỹ Việt thừơng bị đưa vào các vị trí thuộc dạng xa xăm khuất nẻo cho các tác phẩm trong những TL nghệ thuật đương đại. Việc này là có thật, nhưng cũng xin thưa với chị, đây không chỉ là vấn đề của Việt Nam, mà còn là vấn đề có tính toàn cầu. Rất nhiều nhà phê bình hay giám tuyển, cả ở khu vực trung tâm lẫn ngoại biên, cũng đã có nhận xét tương tự như chị. Ví dụ trong một triển lãm đương đại như Venice Biennale chẳng hạn, người ta để ý là các chỗ tốt nhất bao giờ cũng dành cho các nghệ sỹ Anh, Mỹ, Tây Âu, hoặc các ngệ sỹ châu Á, nhưng được các gallery phương Tây promote.Tại sao vậy, có phải tại tác phẩm của các nghệ sỹ này xuất sắc hơn các nghệ sỹ ở khu vực ngọai biên không ? không hề, và nếu có thì đây cũng là 1 tiêu chuẩn rất mơ hồ với các tác phẩm nghệ thuật đương đại, vấn đề theo tôi nằm ở chỗ khác, nó nằm ở việc , thực ra, các liên hoan nghệ thuật đương đại lớn lao như thế, bất chấp các chủ đề hào nhóang cũa nó, hiện cũng đã chỉ là một cỗ máy cổ vũ và khuyếch trương bị chi phối nặng nề bởi một mạng lưới đầy đặc của tiền bạc và các mối quan hệ mà thôi.
-Trong hoàn cảnh hiện nay của MT nước nhà, theo anh, hình thức TL nào thích hợp hơn cả?
-Theo ý kiến riêng của tôi, dường như mọi dự án mầu mè và hào nhóang về nghệ thuật đương đại diễn ra ở Việt Nam hiện nay đều chưa thích hợp, bởi 1 điều đơn giản, các cơ chế văn hóa của chúng ta - đối mặt với những nhu cầu mới nẩy sinh liên tiếp của một xã hội đang chuyển mình, dù đã rất nỗ lực đi theo ( và quả thực chúng ta dễ dàng nhận thấy đã có 1 số thay đổi rất tích cực, ví dụ, bản thân tôi thấy những triển lãm mỹ thuật theo phong cách mới gần đây do hội Mỹ Thuật TP HCM tổ chức là rất thú vị cũng như một số phương tiện máy móc cần thiết cho các hoạt động nghệ thuật đương đại mà hội đầu tư cho câu lạc bộ họa sỹ trẻ ) thật khó 1 sớm 1 chiều có thể thay đổi tòan bộ. Lại nữa, nghệ thuật đương đại, dù về mặt hình thức, có đôi khi nó tạo ra cho người xem những cảm giác như xem một màn xiếc - song về nội dung, nó hoàn tòan không phải là trò xiếc. Có nghĩa là mục đích của nó không phải là việc lôi kéo mọi người càng đông càng tốt đến 1 sân khấu tròn nào đấy- dù có vé hay không có vé, để rồi trong lúc ngồi trong sân khấu đó thì quên hết mọi vấn đề xã hội để chìm trong các cơn thư giãn nhân tạo rỗng nghĩa. Trái lại, một trong những mục đích chủ yếu của nghệ thuật đương đại,nhất là trong hòan cảnh cụ thể của Việt Nam hiện tại, theo tôi, trên hết, vẫn phải là những phương tiện để thức tỉnh con người, để soi chiếu đến các vấn đề của con người, và rồi thúc đẩy con người phải đặt ra những câu hỏi thậm chí trước những gì tưởng chừng bất biến nhất. Chính vì lẽ đó, theo tôi, trong hoàn cảnh Việt Nam, mô hình cho nghệ thuật đương đại hiện nay nên tránh khỏi kiểu các dự án hào nhoáng, để rồi tốn mất thời giờ tiến bạc và công sức khi phải đối mặt với một chọn lựa tất yếu là phải thỏa hiệp hòan tòan với cơ chế cũ, để đem lại một thứ nghệ thuật đương đại hân hoan kiểu vô thưởng vô phạt ( Tình trạng này đã xẩy ra ở Biennale Bắc Kinh có kinh phí 1 triệu USD mấy năm trước, giới nghệ thuật quốc tế đã nói nhiều về cái Biennale “ không một tiếng vang “ này). Tôi nghĩ, hiện tại nếu muốn làm gì đó cho nghệ thuật đương đại, có lẽ ta nên tiến hành các dự án mang tính thực tế, như là tài trợ cho các nghệ sỹ trẻ tham dự các kỳ làm việc ở nước ngòai hay đi xem các triển lãm nghệ thuật và giao lưu với các nghệ sỹ trong khu vực hoặc xa hơn, có các chương trỉnh tài trợ cho các họat động cũng như bản thân các không gian phá cách ( alternative spaces ), những không gian – bởi tính phi quan liêu của nó - tôi đóan là sẽ đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của nghệ đượng đại Việt Nam trong tương lai, hoặc là xây dựng các tủ sách nghệ thuật đương đại một cách có hệ thống cũng như tổ chức làm các từ điển về nghệ thuật, lý thuyết và văn hóa...vv
Theo thiển ý của tôi các mô hình theo kiểu Platform ( bệ đỡ ) như vậy nhằm giúp ích về mặt thực chất cho hiện tình địa phương, trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết, và chúng ta cần kiên nhẫn thực hiện nó, dần dà rồi trong những năm tới đây, từ những kết quả có được do các bệ đỡ ấy tạo ra, hy vọng chúng ta sẽ tạo ra một lớp nghệ sỹ mới mà mục đích không phải là sử dụng các mô hình nghệ thuật đương đại để chứng minh sự cách tân và hiện đại hóa của bản thân, mà là như những công cụ giúp con người ( trước hết là bản thân nghệ sỹ ), dù có lựa chọn mô hình hiện đại hóa theo bất kỳ nghĩa nào, cũng không đánh mất đi nhân tính và mối dây liên lạc với quá khứ và môi trường sống ( bao gồm cả văn hóa, chính trị…vv ). Tới lúc đó, khi đã có một lớp nghệ sỹ trưởng thành, không phải được mua về, mà sinh ra từ những nhu cầu địa phương, việc bắt đầu tổ chức các mô hình triển lãm kiểu Mega exhibition cũng chưa muộn. Nói nôm na như các cụ là, làm chuồng rồi mua bò mới đúng chứ ?
( cười ).
-Có thể tìm thấy những nét tương đồng giữa hai nền văn hóa VN và HQ. Vậy với những gì đã thấy, hơn thế, còn trực tiếp tham gia vào dự án NTCC ở HQ vừa qua, theo anh, có thể tỉa được kinh nghiệm gì?
-Một trong những đặc điểm nổi bật của các thực hành NTCC HQ chính là sự xuất hiện với một số lượng lớn các NS-những người tiếp bước tinh thần dấn thân xã hội của phong trào NT Minjoong-xuất hiện vào thập kỷ 80 thế kỷ trước-khi quá trình dân chủ hóa mới manh nha tại HQ. Các thực hành NTCC tại HQ 5 năm qua có thể được giới hạn vào ba chủ điểm quan trọng nhất: Thứ nhất: Cuộc tranh luận về Luật trang trí cao ốc-một chính sách văn hóa quốc gia đối với đối với việc lưu dụng các tác phẩm điêu khắc công cộng do chính phủ HQ ban hành vào thời điểm đất nước này đăng cai Olympic 1988, mà theo đó, các chủ cao ốc bắt buộc trích ra 0,7% phí xây dựng cao ốc cho các tác phẩm NTCC. Tuy nhiên, từ sự nảy sinh vấn đề các tác phẩm NTCC đã đáp ứng được đến đâu nhu cầu thẩm mỹ của cộng đồng-công chúng thực sự của chúng và các tác phẩm ấy đã tương thích với đời sống cư dân sống xung quanh chúng đến mức độ nào, hiện tại, Bộ Văn hóa-Du lịch HQ đang cân nhắc một cách nghiêm túc gợi ý thiện chí về việc xây dựng lại một luật mới về trang trí cao ốc. Mỗi năm HQ chi đến 11.5 tỷ Won cho NTCC. Thứ hai: Sự xuất hiện tràn ngập các dự án NTCC khổng lồ do chính quyền địa phương điều hành. Từ thập kỷ 90 thế kỷ trước, các chính quyền địa phương hiểu rõ tầm quan trọng của các dự án văn hóa trong việc quảng bá hình ảnh địa phương và đã bắt đầu thực hiện những dự án NTCC, nhưng hầu hết các dự án này rút cục đều bị biến thái thành các vườn tượng. Gần đây, các dự án NTCC thuộc chính quyền địa phương quản lý dần chuyển biến theo xu hướng trở thành các dự án NT cỡ lớn gắn với mối quan tâm quốc gia về môi trường. Ví dụ, Chính quyền TP Anyang là nơi đầu tiên hỗ trợ không gian phá cách Không gian bổ sung đá và nước, Mạng lưới bảo vệ sông để đồng tổ chức dự án Sông Anyang như tôi đã nói ở trên. Thứ ba: Sự xuất hiện của các tác phẩm NTCC kiểu mới mà đặc điểm của nó là hướng tới một thứ lý tưởng mang màu sắc hành động và tinh thần dấn thân xã hội mà trong đó, dự án Oasis ( ôc đảo) là một dự án tiêu biểu. khởi đầu, vào năm 2004 dự án ốc đảo, được sáng lập bởi hai nghệ sỹ Kim Kang và Kim Youn Hoanm chính là các cuộc chiếm cứ các cao ốc bỏ không tại Seoul, sau đó, tổ chức ácc cuộc vui chơi, hội thảo, triển lãm, trình diễn cho hàng trăm nghệ sỹ, các nhà trí thức và công chúng, biến nơi đó thành 1 khu vực của nghệ thuật nơi con người có thể dùng nghệ thuật để giao tiếp với nhau. Phiên bản Oasis mới nhất , vào năm 2006, mà tôi có tham gia, lại thực hiện thành một mô hình khác, mang tên khác: “ Xe ngựa nghệ thuật “ ( Covered wagon of art ), trong phiên bản này, các nghệ sỹ Oasis đi tới 9 thành phố của Hàn quốc cùng cỗ xe ngựa nghệ thuật ( cũng là tác phẩm sắp đặt ) của họ. Tới mỗi nơi, họ đều tổ chức các cuộc trình diễn nghệ thuật cùng cư dân địa phương tại các địa điểm công cộng tại nơi đó.
Kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra từ những thực tế ở Hàn quốc thì rất nhiều, nhưng nói tóm lại, cái kinh nghiệm ( và cũng là niềm vui ) lớn nhất khi tham gia vào dự án : xe ngựa nghệ thuật “ tại 9 thành phố lớn Hàn quốc của nhóm nghệ sỹ “ Ốc đảo “, chính là việc, cùng với họ, tôi đã nhìn thấy sức mạnh của nghệ thuật đương đại, khi nó đem lại sinh khí cho các không gian công cộng , cả hai mặt tâm lý và vật lý, của người dân địa phương. Nhìn từ góc độ này, tôi thấy, dạng nghệ thuật công cộng theo kiểu “ xe ngựa nghệ thuật” rất phù hợp với hòan cảnh Việt Nam.
-NTĐĐ và ý thức căn tính của người NS. (căn tính của NS). làm NTĐĐ không phải ra vẻ cấp tiến, gây sốc về thị giác?
-Tình cờ tại một hội thảo, tôi có nghe HS, nhà phê bình Nguyễn Quân phát biểu một ý thú vị: NTVN gần với các nước khu vực Asean hơn là với Trung Quốc. Với tôi Đây là một ý tưởng hay. Chỉ cần nhìn ở góc độ, Trung Hoa là một nước, do đặc tính địa lý rộng lớn và văn hóa mang tính trung tâm hóa, dừơng như chưa hề bao giờ bị thuộc địa cả. Trái lại, chúng ta đều hiểu, dẫu có trận Điện Biên Phủ “ nên vành hoa đỏ,nên thiên sử vàng” vinh danh Việt Nam trên bản đồ phản thuộc địa của thế giới, về bản chất, nước Việt Nam có một lịch sử thuộc địa rất dài. Chính vì lẽ đó theo tôi, mô hình nghệ thuật đương đại của các quốc gia thuộc Nam Á, cũng có lịch sử thuộc địa, sẽ gần gũi với mô hình nghệ thuật đương đại ( nếu có ) của Việt Nam hơn là mô hình Trung Hoa. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, mà trong đó, có lẽ lý do lớn nhất là - là nghệ thuật đương đại Trung Hoa hiện đã có “ chiếu “ trên mặt bằng nghệ thuật thế giới. Mô hình “ nghệ thuật đại chúng có xu hướng chính trị ( political pop ) hoặc nghệ thuật rởm ( Kitsch Art ) hay còn gọi là “ gaudi Art “ của nó dừơng như đã trở nên một “ rãnh “ chết trong tư duy chung của công chúng phương Tây khi họ quan tâm tới nghệ thuật đương đại của một số quốc gia có mô hình chính trị tương tự với Trung Hoa. Thêm nữa, bởi bản chất từ khởi thủy của nghệ thuật đương đại Trung Hoa phát sinh từ nhu cầu đả giễu ( hay giải ) các đại tự sự về chính trị và văn hóa của quốc gia, cho nên, nhãn “ cấp tiến” – một thứ bắc đẩu bội tinh có nguồn gốc từ thời Avant Garde của chủ nghĩa hiện đại - thừơng dễ gắn cho nó. Vì tất cả các điều đó, theo tôi, có 1 xu hướng ( và là xu hướng lớn ) trong các nghệ sỹ và các nhà phê bình nghệ thuật ( cả nước ngoài và Việt Nam) là thường định vị mô hình nghệ thuật đương đại Việt Nam theo mẫu Trung Hoa. Thế nhưng, tôi cho rắng, dù với tất các các tương đồng về hệ thống chính trị hay quá khứ văn hóa, mô hình nghệ thuật đương đại của Việt Nam hiện tại, bởi các đặc tính địa lý, văn hóa và một vô thức mang tính thuộc địa ( thứ mà nếu không được đặt vấn đề một cách có ý thức, sẽ không dễ tự nhiên phai nhạt ) phát xuất từ tiền đề không phải của một kẻ bẩm sinh ý thức về vị thế trung tâm ( trong các mặt địa lý, văn hóa, chính trị…vv ) và do đó, mối băn khoăn mang tính bản thể luận luôn khởi dậy trong tiến trình tìm cách định nghĩa kẻ khác để thông qua đó khẳng định bản thân, mà là của một kẻ do các hòan cảnh địa lý, chính trị xã hội và lịch sử chi phối, luôn ở trong tiến trình “ bị định nghĩa” liên miên, và do đó, mối băn khoăn mang tính bản thể luận cao nhất của kẻ ấy luôn tồn tại trong tiến trình của cuộc lựa chọn sống còn, giữa việc chấp nhận bản thân là một vật thể bị định nghĩa hay khởi dậy một cuộc giải ( và tái ) định nghĩa bản thân ?- sẽ có nhiều điểm tương đồng với các nghệ sỹ thuộc khu vực nam Á hơn.
Nhìn từ góc độ này, chúng ta sẽ thấy, không phải ( và không chỉ là ) “ cách tân” “ tiền phong” cấp tiến”, “ chính trị”, theo mô hình giải các đại tự sự của các nghệ sỹ Trung Hoa, mà có lẽ, chủ đề lớn các nghệ sỹ đương đại Việt Nam cần quan tâm phải là chủ đề về căn tính ( lõi cốt của mọi nỗi băn khoăn hậu thuộc địa ). Thế nhưng, theo quan sát của tôi, thật không may, đây lại là một chủ đề dừơng như rất hiếm nghệ sỹ đương đại Việt Nam quan tâm tới.
Cũng theo quan sát của tôi, dừơng như hiện tại , ở Việt nam, cùng lúc tồn tại hai mô hình nghệ thuật đương đại, mô hình thứ nhất: coi NTĐĐ là một ( những ) vật
( contemporary art as a thing ). Theo mô hình này, nghệ thuật đương đại là một số thao tác và mẫu hình cụ thể, mà cứ thực hiện y chang thế là các nghệ sỹ và tác phẩm có thể trở nên đương đại. Mô hình hai: NTĐĐ là một phương tiện tư duy. Theo mô hình này, nghệ thuật đương đại – vì gắn chặt vào bản thân chủ thể tư duy là người nghệ sỹ thực hiện nó - sẽ phải được văn cảnh hóa vào văn cảnh cụ thể và các chủ đề của địa phương – nơi chủ thể tư duy cư ngụ và tương tác.
Theo thiển ý của tôi, chính mô hình nghệ thuật đương đại thứ hai mới là mô hình chúng ta nên tiếp cận, bởi lẽ, chỉ khi quan niệm như thế, nghệ thuật đương đại mới có thể trở nên 1 công cụ khả dụng gắn chặt vào với hiện thực cụ thể, và vì thế, đem lại khả năng thức tỉnh những con người tồn tại trong cái hiện thực cụ thể ấy.
Nghệ thuật đương đại là một cách sống, cách tư duy
Nghệ thuật đích thực sẽ làm người xem thức tỉnh. Đó là cái đích mà bất cứ một người sáng tác nào, kể cả Như Huy đã, đang hướng tới.
-Cảm thấy xấu hổ về những gì đã sáng tác, về thời gian sáng tác trước khi tham dự TL hay một khóa học dài vài tháng ở nước ngoài (NN); về nước gần như phải bắt đầu lại từ đầu… Đôi lần trên báo, tôi rất kinh ngạc khi đọc phát ngôn kiểu ấy của vài họa sĩ trẻ (HST). Thêm vào đó, dư luận trong nước cũng đã có những đánh giá hoài nghi về chất lượng, về thứ bậc, thậm chí về cả vị trí thuộc dạng xa xăm khuất nẻo cho các tác phẩm trong những TL nghệ thuật đương đại (NTĐĐ) ở NN mà HS VN được mời tham dự...Là một trong số ít NST TPHCM được mời dự TL ngoài nước nhiều hơn trong nước, có nhiều bài viết, bản dịch đáng chú ý về NTĐĐ, từng nhận học bổng NN, và gần nhất 3 tháng cuối năm 2006 (8-12.2006) làm việc tại Hàn Quốc (HQ) theo dạng chính phủ HQ cấp học bổng cho các NS châu Á, anh có thể chia sẻ cảm tưởng của mình?
-Sau ba tháng làm việc tại HQ, một trong những niềm vui của tôi là…sách! Nhờ may mắn, tôi đã mua được 1 sô lượng sách khá lớn và đều là những cuốn sách với tôi là rất cần thiết cho nghề nghiệp của tôi, cả về mặt thực hành lẫn nghiên cứu chút đỉnh. Còn về các hoạt động nghệ thuật của tôi bên Hàn quốc, chắc chị cũng đã rõ qua một số thông tin trên truyền thông, tôi tham gia dự án Xe ngựa nghệ thuậ (Covered wagon of Art ) của nhóm nghệ sỹ Oasis,(Ốc đảo), ghé dự lưỡng niên Nghệ thuật Gwangju Biennale’ 2006 (GB’2006), và là giám tuyển Việt nam (Vietnam curator ), đồng thời cũng là nghệ sỹ tham gia triển lãm Xin chào, My Darling, thuộc dự án nghệ thuật Pace on the Peace (Bước trong hoà bình) tại gallery Stone and water, thành phố Anyang, triển lãm có sự tham gia của 16 NST TPHCM. Và mới đây nhất, từ 2-17.12, tôi có tham dự một TL MTĐĐ có tên Châu Á hôm nay (Asia now) chủ đề Toàn cầu hóa và tính địa phương (Globalisation and locality ) tại Seoul, TL này sẽ được tiếp tổ chức tại Arario Gallery, Bắc Kinh từ 20.1-11.3.
Về những “ ngạc nhiên” của chị đối với một số phát biểu của các nghệ sỹ sau khi đi triển lãm hay tham dự các khóa học ở nước ngoài về, bản thân tôi thấy cũng…không ngạc nhiên lắm. Tuy vậy, chúng ta cũng phải thừa nhận là những phát biểu kiểu ấy bây giờ đã hiếm đi nhiều rồi, tỷ lệ thuận với việc thế giới ngày càng thu nhỏ lại, cả về mặt thông tin lẫn thực tế. Cho nên hiện tại, những gì chúng ta biết và hình dung về thế giới không còn quá xa với những gì thực tế đang xẩy ra trên thế giới nữa. Về vấn đề này, thậm chí một số học giả nổi tiếng thế giới còn đưa ra khái niệm như là: “quốc gia tưởng tượng” ( imagined nation ) hay “ cộng đồng tưởng tượng “
( imagined community ), hàm chỉ những cộng đồng chia sẻ các tương đồng về văn hóa hay chính trị thông qua thông tin. Tôi cho rằng cho tới hiện nay mà chị còn nghe thấy những phát biểu “ cực đoan” kiểu như chị vừa kể thì quả là hơi…lạ. Tuy nhiên, Nhìn từ một chiều khác của vấn đề, ta cũng lại phải rất khiêm tốn mà nhận ra rằng, nghệ thuật đương đại Việt Nam là một nền nghệ thuật, nhìn chung, trên bề mặt có vẻ phát triển rất mạnh, nhưng thực sự còn rất non trẻ, cả về mặt ý niệm lẫn thực hành. Chỉ cần lấy một nền nghệ thuật bên cạnh Việt Nam với mô hình văn hóa gốc cũng tương tự như của Việt Nam ở góc độ cùng là những nước thuộc địa, là Indonesia, chúng ta thấy họ, ngay từ những thâp kỷ 70 cũng đã có những thử nghiệm đầu tiên với các tác phẩm đa phương tiện tại hai trung tâm nghệ thuật Bandung và Joryakarta, và cho tới nay, Jakarta cũng như Yogyakarta đã là những trung tâm nghệ thuật đương đại rất mạnh, không chỉ của riêng Indonesia nữa, mà còn của khu vực. Chính vì lẽ đó, việc các nghệ sỹ Việt Nam tham dự các triển lãm hoặc các khóa học ở nước ngoài với tâm thế lắng nghe nhiều hơn tuyên bố này nọ, theo tôi là hợp lý và có thể hiểu được.
Ở một ý khác của chị về việc các nghệ sỹ “ tung hỏa mù”, tôi cũng công nhận với chị hiện tựơng này không phải không có, thế nhưng, tôi cho rằng các cú tung hỏa mù ấy, hầu hết đều có mục đích kinh tế là chủ yếu, và có lẽ chỉ làm mờ mắt được các công chúng đơn giản chứ trong thời buổi thông tin hiện nay, việc “ tung hỏa mù “ kiểu ấy là khó và rất…liều ( cười ) bởi chỉ cần 1 cái click chuột là chúng ta có thể khám phá ra ngay những gì ở dưới lớp bụi mù ấy.
Chị cũng vừa có nói tới 1 ý theo tôi là rất thú vị, đó là việc các nghệ sỹ Việt thừơng bị đưa vào các vị trí thuộc dạng xa xăm khuất nẻo cho các tác phẩm trong những TL nghệ thuật đương đại. Việc này là có thật, nhưng cũng xin thưa với chị, đây không chỉ là vấn đề của Việt Nam, mà còn là vấn đề có tính toàn cầu. Rất nhiều nhà phê bình hay giám tuyển, cả ở khu vực trung tâm lẫn ngoại biên, cũng đã có nhận xét tương tự như chị. Ví dụ trong một triển lãm đương đại như Venice Biennale chẳng hạn, người ta để ý là các chỗ tốt nhất bao giờ cũng dành cho các nghệ sỹ Anh, Mỹ, Tây Âu, hoặc các ngệ sỹ châu Á, nhưng được các gallery phương Tây promote.Tại sao vậy, có phải tại tác phẩm của các nghệ sỹ này xuất sắc hơn các nghệ sỹ ở khu vực ngọai biên không ? không hề, và nếu có thì đây cũng là 1 tiêu chuẩn rất mơ hồ với các tác phẩm nghệ thuật đương đại, vấn đề theo tôi nằm ở chỗ khác, nó nằm ở việc , thực ra, các liên hoan nghệ thuật đương đại lớn lao như thế, bất chấp các chủ đề hào nhóang cũa nó, hiện cũng đã chỉ là một cỗ máy cổ vũ và khuyếch trương bị chi phối nặng nề bởi một mạng lưới đầy đặc của tiền bạc và các mối quan hệ mà thôi.
-Trong hoàn cảnh hiện nay của MT nước nhà, theo anh, hình thức TL nào thích hợp hơn cả?
-Theo ý kiến riêng của tôi, dường như mọi dự án mầu mè và hào nhóang về nghệ thuật đương đại diễn ra ở Việt Nam hiện nay đều chưa thích hợp, bởi 1 điều đơn giản, các cơ chế văn hóa của chúng ta - đối mặt với những nhu cầu mới nẩy sinh liên tiếp của một xã hội đang chuyển mình, dù đã rất nỗ lực đi theo ( và quả thực chúng ta dễ dàng nhận thấy đã có 1 số thay đổi rất tích cực, ví dụ, bản thân tôi thấy những triển lãm mỹ thuật theo phong cách mới gần đây do hội Mỹ Thuật TP HCM tổ chức là rất thú vị cũng như một số phương tiện máy móc cần thiết cho các hoạt động nghệ thuật đương đại mà hội đầu tư cho câu lạc bộ họa sỹ trẻ ) thật khó 1 sớm 1 chiều có thể thay đổi tòan bộ. Lại nữa, nghệ thuật đương đại, dù về mặt hình thức, có đôi khi nó tạo ra cho người xem những cảm giác như xem một màn xiếc - song về nội dung, nó hoàn tòan không phải là trò xiếc. Có nghĩa là mục đích của nó không phải là việc lôi kéo mọi người càng đông càng tốt đến 1 sân khấu tròn nào đấy- dù có vé hay không có vé, để rồi trong lúc ngồi trong sân khấu đó thì quên hết mọi vấn đề xã hội để chìm trong các cơn thư giãn nhân tạo rỗng nghĩa. Trái lại, một trong những mục đích chủ yếu của nghệ thuật đương đại,nhất là trong hòan cảnh cụ thể của Việt Nam hiện tại, theo tôi, trên hết, vẫn phải là những phương tiện để thức tỉnh con người, để soi chiếu đến các vấn đề của con người, và rồi thúc đẩy con người phải đặt ra những câu hỏi thậm chí trước những gì tưởng chừng bất biến nhất. Chính vì lẽ đó, theo tôi, trong hoàn cảnh Việt Nam, mô hình cho nghệ thuật đương đại hiện nay nên tránh khỏi kiểu các dự án hào nhoáng, để rồi tốn mất thời giờ tiến bạc và công sức khi phải đối mặt với một chọn lựa tất yếu là phải thỏa hiệp hòan tòan với cơ chế cũ, để đem lại một thứ nghệ thuật đương đại hân hoan kiểu vô thưởng vô phạt ( Tình trạng này đã xẩy ra ở Biennale Bắc Kinh có kinh phí 1 triệu USD mấy năm trước, giới nghệ thuật quốc tế đã nói nhiều về cái Biennale “ không một tiếng vang “ này). Tôi nghĩ, hiện tại nếu muốn làm gì đó cho nghệ thuật đương đại, có lẽ ta nên tiến hành các dự án mang tính thực tế, như là tài trợ cho các nghệ sỹ trẻ tham dự các kỳ làm việc ở nước ngòai hay đi xem các triển lãm nghệ thuật và giao lưu với các nghệ sỹ trong khu vực hoặc xa hơn, có các chương trỉnh tài trợ cho các họat động cũng như bản thân các không gian phá cách ( alternative spaces ), những không gian – bởi tính phi quan liêu của nó - tôi đóan là sẽ đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của nghệ đượng đại Việt Nam trong tương lai, hoặc là xây dựng các tủ sách nghệ thuật đương đại một cách có hệ thống cũng như tổ chức làm các từ điển về nghệ thuật, lý thuyết và văn hóa...vv
Theo thiển ý của tôi các mô hình theo kiểu Platform ( bệ đỡ ) như vậy nhằm giúp ích về mặt thực chất cho hiện tình địa phương, trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết, và chúng ta cần kiên nhẫn thực hiện nó, dần dà rồi trong những năm tới đây, từ những kết quả có được do các bệ đỡ ấy tạo ra, hy vọng chúng ta sẽ tạo ra một lớp nghệ sỹ mới mà mục đích không phải là sử dụng các mô hình nghệ thuật đương đại để chứng minh sự cách tân và hiện đại hóa của bản thân, mà là như những công cụ giúp con người ( trước hết là bản thân nghệ sỹ ), dù có lựa chọn mô hình hiện đại hóa theo bất kỳ nghĩa nào, cũng không đánh mất đi nhân tính và mối dây liên lạc với quá khứ và môi trường sống ( bao gồm cả văn hóa, chính trị…vv ). Tới lúc đó, khi đã có một lớp nghệ sỹ trưởng thành, không phải được mua về, mà sinh ra từ những nhu cầu địa phương, việc bắt đầu tổ chức các mô hình triển lãm kiểu Mega exhibition cũng chưa muộn. Nói nôm na như các cụ là, làm chuồng rồi mua bò mới đúng chứ ?
( cười ).
-Có thể tìm thấy những nét tương đồng giữa hai nền văn hóa VN và HQ. Vậy với những gì đã thấy, hơn thế, còn trực tiếp tham gia vào dự án NTCC ở HQ vừa qua, theo anh, có thể tỉa được kinh nghiệm gì?
-Một trong những đặc điểm nổi bật của các thực hành NTCC HQ chính là sự xuất hiện với một số lượng lớn các NS-những người tiếp bước tinh thần dấn thân xã hội của phong trào NT Minjoong-xuất hiện vào thập kỷ 80 thế kỷ trước-khi quá trình dân chủ hóa mới manh nha tại HQ. Các thực hành NTCC tại HQ 5 năm qua có thể được giới hạn vào ba chủ điểm quan trọng nhất: Thứ nhất: Cuộc tranh luận về Luật trang trí cao ốc-một chính sách văn hóa quốc gia đối với đối với việc lưu dụng các tác phẩm điêu khắc công cộng do chính phủ HQ ban hành vào thời điểm đất nước này đăng cai Olympic 1988, mà theo đó, các chủ cao ốc bắt buộc trích ra 0,7% phí xây dựng cao ốc cho các tác phẩm NTCC. Tuy nhiên, từ sự nảy sinh vấn đề các tác phẩm NTCC đã đáp ứng được đến đâu nhu cầu thẩm mỹ của cộng đồng-công chúng thực sự của chúng và các tác phẩm ấy đã tương thích với đời sống cư dân sống xung quanh chúng đến mức độ nào, hiện tại, Bộ Văn hóa-Du lịch HQ đang cân nhắc một cách nghiêm túc gợi ý thiện chí về việc xây dựng lại một luật mới về trang trí cao ốc. Mỗi năm HQ chi đến 11.5 tỷ Won cho NTCC. Thứ hai: Sự xuất hiện tràn ngập các dự án NTCC khổng lồ do chính quyền địa phương điều hành. Từ thập kỷ 90 thế kỷ trước, các chính quyền địa phương hiểu rõ tầm quan trọng của các dự án văn hóa trong việc quảng bá hình ảnh địa phương và đã bắt đầu thực hiện những dự án NTCC, nhưng hầu hết các dự án này rút cục đều bị biến thái thành các vườn tượng. Gần đây, các dự án NTCC thuộc chính quyền địa phương quản lý dần chuyển biến theo xu hướng trở thành các dự án NT cỡ lớn gắn với mối quan tâm quốc gia về môi trường. Ví dụ, Chính quyền TP Anyang là nơi đầu tiên hỗ trợ không gian phá cách Không gian bổ sung đá và nước, Mạng lưới bảo vệ sông để đồng tổ chức dự án Sông Anyang như tôi đã nói ở trên. Thứ ba: Sự xuất hiện của các tác phẩm NTCC kiểu mới mà đặc điểm của nó là hướng tới một thứ lý tưởng mang màu sắc hành động và tinh thần dấn thân xã hội mà trong đó, dự án Oasis ( ôc đảo) là một dự án tiêu biểu. khởi đầu, vào năm 2004 dự án ốc đảo, được sáng lập bởi hai nghệ sỹ Kim Kang và Kim Youn Hoanm chính là các cuộc chiếm cứ các cao ốc bỏ không tại Seoul, sau đó, tổ chức ácc cuộc vui chơi, hội thảo, triển lãm, trình diễn cho hàng trăm nghệ sỹ, các nhà trí thức và công chúng, biến nơi đó thành 1 khu vực của nghệ thuật nơi con người có thể dùng nghệ thuật để giao tiếp với nhau. Phiên bản Oasis mới nhất , vào năm 2006, mà tôi có tham gia, lại thực hiện thành một mô hình khác, mang tên khác: “ Xe ngựa nghệ thuật “ ( Covered wagon of art ), trong phiên bản này, các nghệ sỹ Oasis đi tới 9 thành phố của Hàn quốc cùng cỗ xe ngựa nghệ thuật ( cũng là tác phẩm sắp đặt ) của họ. Tới mỗi nơi, họ đều tổ chức các cuộc trình diễn nghệ thuật cùng cư dân địa phương tại các địa điểm công cộng tại nơi đó.
Kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra từ những thực tế ở Hàn quốc thì rất nhiều, nhưng nói tóm lại, cái kinh nghiệm ( và cũng là niềm vui ) lớn nhất khi tham gia vào dự án : xe ngựa nghệ thuật “ tại 9 thành phố lớn Hàn quốc của nhóm nghệ sỹ “ Ốc đảo “, chính là việc, cùng với họ, tôi đã nhìn thấy sức mạnh của nghệ thuật đương đại, khi nó đem lại sinh khí cho các không gian công cộng , cả hai mặt tâm lý và vật lý, của người dân địa phương. Nhìn từ góc độ này, tôi thấy, dạng nghệ thuật công cộng theo kiểu “ xe ngựa nghệ thuật” rất phù hợp với hòan cảnh Việt Nam.
-NTĐĐ và ý thức căn tính của người NS. (căn tính của NS). làm NTĐĐ không phải ra vẻ cấp tiến, gây sốc về thị giác?
-Tình cờ tại một hội thảo, tôi có nghe HS, nhà phê bình Nguyễn Quân phát biểu một ý thú vị: NTVN gần với các nước khu vực Asean hơn là với Trung Quốc. Với tôi Đây là một ý tưởng hay. Chỉ cần nhìn ở góc độ, Trung Hoa là một nước, do đặc tính địa lý rộng lớn và văn hóa mang tính trung tâm hóa, dừơng như chưa hề bao giờ bị thuộc địa cả. Trái lại, chúng ta đều hiểu, dẫu có trận Điện Biên Phủ “ nên vành hoa đỏ,nên thiên sử vàng” vinh danh Việt Nam trên bản đồ phản thuộc địa của thế giới, về bản chất, nước Việt Nam có một lịch sử thuộc địa rất dài. Chính vì lẽ đó theo tôi, mô hình nghệ thuật đương đại của các quốc gia thuộc Nam Á, cũng có lịch sử thuộc địa, sẽ gần gũi với mô hình nghệ thuật đương đại ( nếu có ) của Việt Nam hơn là mô hình Trung Hoa. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, mà trong đó, có lẽ lý do lớn nhất là - là nghệ thuật đương đại Trung Hoa hiện đã có “ chiếu “ trên mặt bằng nghệ thuật thế giới. Mô hình “ nghệ thuật đại chúng có xu hướng chính trị ( political pop ) hoặc nghệ thuật rởm ( Kitsch Art ) hay còn gọi là “ gaudi Art “ của nó dừơng như đã trở nên một “ rãnh “ chết trong tư duy chung của công chúng phương Tây khi họ quan tâm tới nghệ thuật đương đại của một số quốc gia có mô hình chính trị tương tự với Trung Hoa. Thêm nữa, bởi bản chất từ khởi thủy của nghệ thuật đương đại Trung Hoa phát sinh từ nhu cầu đả giễu ( hay giải ) các đại tự sự về chính trị và văn hóa của quốc gia, cho nên, nhãn “ cấp tiến” – một thứ bắc đẩu bội tinh có nguồn gốc từ thời Avant Garde của chủ nghĩa hiện đại - thừơng dễ gắn cho nó. Vì tất cả các điều đó, theo tôi, có 1 xu hướng ( và là xu hướng lớn ) trong các nghệ sỹ và các nhà phê bình nghệ thuật ( cả nước ngoài và Việt Nam) là thường định vị mô hình nghệ thuật đương đại Việt Nam theo mẫu Trung Hoa. Thế nhưng, tôi cho rắng, dù với tất các các tương đồng về hệ thống chính trị hay quá khứ văn hóa, mô hình nghệ thuật đương đại của Việt Nam hiện tại, bởi các đặc tính địa lý, văn hóa và một vô thức mang tính thuộc địa ( thứ mà nếu không được đặt vấn đề một cách có ý thức, sẽ không dễ tự nhiên phai nhạt ) phát xuất từ tiền đề không phải của một kẻ bẩm sinh ý thức về vị thế trung tâm ( trong các mặt địa lý, văn hóa, chính trị…vv ) và do đó, mối băn khoăn mang tính bản thể luận luôn khởi dậy trong tiến trình tìm cách định nghĩa kẻ khác để thông qua đó khẳng định bản thân, mà là của một kẻ do các hòan cảnh địa lý, chính trị xã hội và lịch sử chi phối, luôn ở trong tiến trình “ bị định nghĩa” liên miên, và do đó, mối băn khoăn mang tính bản thể luận cao nhất của kẻ ấy luôn tồn tại trong tiến trình của cuộc lựa chọn sống còn, giữa việc chấp nhận bản thân là một vật thể bị định nghĩa hay khởi dậy một cuộc giải ( và tái ) định nghĩa bản thân ?- sẽ có nhiều điểm tương đồng với các nghệ sỹ thuộc khu vực nam Á hơn.
Nhìn từ góc độ này, chúng ta sẽ thấy, không phải ( và không chỉ là ) “ cách tân” “ tiền phong” cấp tiến”, “ chính trị”, theo mô hình giải các đại tự sự của các nghệ sỹ Trung Hoa, mà có lẽ, chủ đề lớn các nghệ sỹ đương đại Việt Nam cần quan tâm phải là chủ đề về căn tính ( lõi cốt của mọi nỗi băn khoăn hậu thuộc địa ). Thế nhưng, theo quan sát của tôi, thật không may, đây lại là một chủ đề dừơng như rất hiếm nghệ sỹ đương đại Việt Nam quan tâm tới.
Cũng theo quan sát của tôi, dừơng như hiện tại , ở Việt nam, cùng lúc tồn tại hai mô hình nghệ thuật đương đại, mô hình thứ nhất: coi NTĐĐ là một ( những ) vật
( contemporary art as a thing ). Theo mô hình này, nghệ thuật đương đại là một số thao tác và mẫu hình cụ thể, mà cứ thực hiện y chang thế là các nghệ sỹ và tác phẩm có thể trở nên đương đại. Mô hình hai: NTĐĐ là một phương tiện tư duy. Theo mô hình này, nghệ thuật đương đại – vì gắn chặt vào bản thân chủ thể tư duy là người nghệ sỹ thực hiện nó - sẽ phải được văn cảnh hóa vào văn cảnh cụ thể và các chủ đề của địa phương – nơi chủ thể tư duy cư ngụ và tương tác.
Theo thiển ý của tôi, chính mô hình nghệ thuật đương đại thứ hai mới là mô hình chúng ta nên tiếp cận, bởi lẽ, chỉ khi quan niệm như thế, nghệ thuật đương đại mới có thể trở nên 1 công cụ khả dụng gắn chặt vào với hiện thực cụ thể, và vì thế, đem lại khả năng thức tỉnh những con người tồn tại trong cái hiện thực cụ thể ấy.