nambinhnam
03-01-2013, 10:11 AM
Tết này trảy hội Tịch điền…
Thứ năm, 22 Tháng 1 2009 19:41 viettems Năm con Trâu sắp tới, nhằm ngày mồng bảy tháng giêng âm lịch, tại xã Đọi Sơn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam sẽ có lễ hội Tịch điền Đọi Sơn. Ngay từ những ngày giáp tết này, người dân Đọi Sơn đang chuẩn bị chào đón lễ hội. Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được tái hiện sau nhiều trăm năm thất truyền có ý nghĩa còn hơn cả việc khuyến nông, đó là sự trở lại cội nguồn của một nét văn hóa đẹp…
Tìm trong sử cũ:
Lễ Tịch điền còn gọi là lễ Hạ điền, đó là lễ khởi đầu cho một mùa làm ruộng. Theo truyền thuyết, vua Thần Nông ở Trung Hoa đã đặt ra lễ Tịch điền. Nghi lễ được tổ chức như một ngày hội. Nhà vua ra khỏi thâm cung bằng một cỗ xe trên có chở một chiếc cày. Theo sau xe là bá quan văn võ. Đoàn nghi lễ đi thẳng tới Sở Tịch điền. Tại đây, nhà vua đích thân xuống ruộng cày năm luống, rồi trao cày lại cho các công khanh đại phu. Các công khanh đại phu cày bảy luống. Sĩ phu cày chín luống. Hoa màu thu hoạch được ở thửa ruộng này sẽ sung công dùng vào việc cúng tế.
Tại Việt Nam, đời vua Lê Đại Hành tổ chức lần đầu là năm Thiên Phúc thứ 8 (987). Mùa xuân đó, Lê Hoàn thân hành ra cày ruộng ở Đội Sơn (nay là Đọi Sơn), theo truyền thuyết, thì bắt được một chum vàng. Năm sau, vua cày ruộng ở Bàn Hải cũng bắt được một chum bạc. Vì thế, những thửa ruộng này được gọi là Kim Ngân Điền.
Đến đời Lý, lễ Tịch điền được cử hành long trọng hơn. Năm Thông Thụy thứ 5 (1038), vua Thái Tông cày ruộng ở Bố Hải, sai quan lại chọn đất xây đàn cúng tế. Vua làm lễ tế Thần Nông cầu cho được mùa lúa tốt, không bị thiên tai làm hư hại, rồi tự cầm cày để cày ruộng.
Sang đời Trần, vua không thân hành ra làm lễ Tịch điền, mà chỉ sai quan lại đắp đàn Xã Tắc mà cúng tế.
Đời Hậu Lê năm Hồng Đức thứ 15 (1484), vua Lê Thánh Tông dựng đàn Tiên Nông ngoài thành Thăng Long. Hàng năm, vào tháng Trọng xuân, vua và các quan ra cúng tế Thần Nông và làm lễ Tịch điền. Nhà vua đích thân cầm cày để cày ruộng.
Đến triều Nguyễn, lễ Tịch điền đã có nhiều “niêm luật” cụ thể, được tổ chức rất quy mô, do Bộ Lễ chủ trì.
Lễ Tịch điền có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông dân.
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, có gì mới?
Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) để tái hiện lại lễ hội Tịch điền ở Đọi Sơn, kéo dài 4 ngày, mồng 7 tháng Giêng là chính hội. Có các hoạt động lễ rước linh vị vua Lê Đại Hành từ Hoa Lư ra Đọi Sơn. Một thửa ruộng rộng chừng chục héc-ta đã được chuẩn bị cho lễ cày ruộng. Theo chương trình, lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ cày 3 sá; Lãnh đạo tỉnh cày 5 sá, giám đốc, lãnh đạo huyện Duy Tiên cày 7 sá và lãnh đạo xã cùng các bô lão Đọi Sơn mỗi người cày 9 xá. Đã có 3 con trâu khỏe, đẹp, được trang trí và cho làm quen với tiếng trống cũng như hiệu lệnh của người cầm cày.
Đồng chí Trần Quốc Hùng, Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nam cho biết: “Tỉnh Hà Nam mong muốn Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn lần thứ nhất này sẽ được tổ chức trang trọng, tạo tiền đề cho việc tổ chức thường xuyên vào các năm kế tiếp. Tái hiện lại Lễ Tịch điền nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bên cạnh đó, chúng tôi cũng mong muốn Lễ hội này sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế và du lịch của huyện Duy Tiên, nơi có nhiều danh thắng đẹp, có chùa Long Đội Sơn xây dựng từ thời Lý. Có người đã hỏi, tái hiện lễ Tịch điền là lễ hội cấp quốc gia của thời phong kiến, chủ thể của lễ hội là vua-cày-ruộng, nếu không có sự hiện diện của lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, liệu lễ hội này có gây phản cảm không? Đây cũng là điều chúng tôi rất trăn trở, biết rằng lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ rất bận trong những ngày Tết, nhưng chúng tôi vẫn hi vọng mời được các đồng chí về làm Lễ Tịch điền để lễ hội Tịch điền Đọi Sơn thêm trang trọng và có ý nghĩa”.
Tôi có thêm một suy nghĩ: Lễ hội Tịch điền được tái hiện ở Đọi Sơn lần đầu rất cần được làm công phu, trang trọng, đúng với tầm vóc và ý nghĩa của nó. Những ngày qua, người dân Đọi Sơn đã chuẩn bị cho lễ hội này chu đáo. Về công tác chuẩn bị, như vậy có thể coi là thành công được một nửa, phần còn lại là do ban tổ chức. Trong những năm kế tiếp, lễ hội này nên “trả” lại cho dân, để người dân tự tổ chức, tự thưởng thức.
Có người sẽ đưa ra lập luận rằng: Lễ tịch điền dành cho vua chúa, vậy người dân có tổ chức được không? Xin đáp rằng: Lễ hội tịch điền đã từng được tổ chức ở cấp địa phương, trong sử cũ còn ghi nhận nhiều địa phương, làng quê tỉnh Vĩnh Phúc, Thừa Thiên đã từng tổ chức Lễ hội Tịch điền, đó là một cớ; cớ thứ hai là nhiều giá trị văn hóa và loại hình nghệ thuật qua thời gian cũng được dân gian hóa từ cung đình: có thể kể tới nghệ thuật hát chèo, nhã nhạc, múa bài bông…
Đồng chí Nguyễn Chí Bền, giám đốc Viện Văn hóa Văn nghệ Việt Nam cũng chia sẻ với tôi suy nghĩ này. Đồng chí cho rằng, sự tiếp biến văn hóa đó sẽ giúp cho các nghệ thuật có thêm sức sống. Điều đó đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện hiện nay, khi chủ trương phát triển du lịch-văn hóa đang dần thành nếp, người dân là chủ thể của thưởng thức, chủ thể của sáng tạo. Gửi lễ hội lại cho dân, lễ hội sẽ “tự sống” và sống khỏe!
ĐÔNG HÀ (qdnd.vn)
Bản của truongart và một số mem:
Thứ năm, 22 Tháng 1 2009 19:41 viettems Năm con Trâu sắp tới, nhằm ngày mồng bảy tháng giêng âm lịch, tại xã Đọi Sơn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam sẽ có lễ hội Tịch điền Đọi Sơn. Ngay từ những ngày giáp tết này, người dân Đọi Sơn đang chuẩn bị chào đón lễ hội. Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được tái hiện sau nhiều trăm năm thất truyền có ý nghĩa còn hơn cả việc khuyến nông, đó là sự trở lại cội nguồn của một nét văn hóa đẹp…
Tìm trong sử cũ:
Lễ Tịch điền còn gọi là lễ Hạ điền, đó là lễ khởi đầu cho một mùa làm ruộng. Theo truyền thuyết, vua Thần Nông ở Trung Hoa đã đặt ra lễ Tịch điền. Nghi lễ được tổ chức như một ngày hội. Nhà vua ra khỏi thâm cung bằng một cỗ xe trên có chở một chiếc cày. Theo sau xe là bá quan văn võ. Đoàn nghi lễ đi thẳng tới Sở Tịch điền. Tại đây, nhà vua đích thân xuống ruộng cày năm luống, rồi trao cày lại cho các công khanh đại phu. Các công khanh đại phu cày bảy luống. Sĩ phu cày chín luống. Hoa màu thu hoạch được ở thửa ruộng này sẽ sung công dùng vào việc cúng tế.
Tại Việt Nam, đời vua Lê Đại Hành tổ chức lần đầu là năm Thiên Phúc thứ 8 (987). Mùa xuân đó, Lê Hoàn thân hành ra cày ruộng ở Đội Sơn (nay là Đọi Sơn), theo truyền thuyết, thì bắt được một chum vàng. Năm sau, vua cày ruộng ở Bàn Hải cũng bắt được một chum bạc. Vì thế, những thửa ruộng này được gọi là Kim Ngân Điền.
Đến đời Lý, lễ Tịch điền được cử hành long trọng hơn. Năm Thông Thụy thứ 5 (1038), vua Thái Tông cày ruộng ở Bố Hải, sai quan lại chọn đất xây đàn cúng tế. Vua làm lễ tế Thần Nông cầu cho được mùa lúa tốt, không bị thiên tai làm hư hại, rồi tự cầm cày để cày ruộng.
Sang đời Trần, vua không thân hành ra làm lễ Tịch điền, mà chỉ sai quan lại đắp đàn Xã Tắc mà cúng tế.
Đời Hậu Lê năm Hồng Đức thứ 15 (1484), vua Lê Thánh Tông dựng đàn Tiên Nông ngoài thành Thăng Long. Hàng năm, vào tháng Trọng xuân, vua và các quan ra cúng tế Thần Nông và làm lễ Tịch điền. Nhà vua đích thân cầm cày để cày ruộng.
Đến triều Nguyễn, lễ Tịch điền đã có nhiều “niêm luật” cụ thể, được tổ chức rất quy mô, do Bộ Lễ chủ trì.
Lễ Tịch điền có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông dân.
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, có gì mới?
Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) để tái hiện lại lễ hội Tịch điền ở Đọi Sơn, kéo dài 4 ngày, mồng 7 tháng Giêng là chính hội. Có các hoạt động lễ rước linh vị vua Lê Đại Hành từ Hoa Lư ra Đọi Sơn. Một thửa ruộng rộng chừng chục héc-ta đã được chuẩn bị cho lễ cày ruộng. Theo chương trình, lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ cày 3 sá; Lãnh đạo tỉnh cày 5 sá, giám đốc, lãnh đạo huyện Duy Tiên cày 7 sá và lãnh đạo xã cùng các bô lão Đọi Sơn mỗi người cày 9 xá. Đã có 3 con trâu khỏe, đẹp, được trang trí và cho làm quen với tiếng trống cũng như hiệu lệnh của người cầm cày.
Đồng chí Trần Quốc Hùng, Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nam cho biết: “Tỉnh Hà Nam mong muốn Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn lần thứ nhất này sẽ được tổ chức trang trọng, tạo tiền đề cho việc tổ chức thường xuyên vào các năm kế tiếp. Tái hiện lại Lễ Tịch điền nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bên cạnh đó, chúng tôi cũng mong muốn Lễ hội này sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế và du lịch của huyện Duy Tiên, nơi có nhiều danh thắng đẹp, có chùa Long Đội Sơn xây dựng từ thời Lý. Có người đã hỏi, tái hiện lễ Tịch điền là lễ hội cấp quốc gia của thời phong kiến, chủ thể của lễ hội là vua-cày-ruộng, nếu không có sự hiện diện của lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, liệu lễ hội này có gây phản cảm không? Đây cũng là điều chúng tôi rất trăn trở, biết rằng lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ rất bận trong những ngày Tết, nhưng chúng tôi vẫn hi vọng mời được các đồng chí về làm Lễ Tịch điền để lễ hội Tịch điền Đọi Sơn thêm trang trọng và có ý nghĩa”.
Tôi có thêm một suy nghĩ: Lễ hội Tịch điền được tái hiện ở Đọi Sơn lần đầu rất cần được làm công phu, trang trọng, đúng với tầm vóc và ý nghĩa của nó. Những ngày qua, người dân Đọi Sơn đã chuẩn bị cho lễ hội này chu đáo. Về công tác chuẩn bị, như vậy có thể coi là thành công được một nửa, phần còn lại là do ban tổ chức. Trong những năm kế tiếp, lễ hội này nên “trả” lại cho dân, để người dân tự tổ chức, tự thưởng thức.
Có người sẽ đưa ra lập luận rằng: Lễ tịch điền dành cho vua chúa, vậy người dân có tổ chức được không? Xin đáp rằng: Lễ hội tịch điền đã từng được tổ chức ở cấp địa phương, trong sử cũ còn ghi nhận nhiều địa phương, làng quê tỉnh Vĩnh Phúc, Thừa Thiên đã từng tổ chức Lễ hội Tịch điền, đó là một cớ; cớ thứ hai là nhiều giá trị văn hóa và loại hình nghệ thuật qua thời gian cũng được dân gian hóa từ cung đình: có thể kể tới nghệ thuật hát chèo, nhã nhạc, múa bài bông…
Đồng chí Nguyễn Chí Bền, giám đốc Viện Văn hóa Văn nghệ Việt Nam cũng chia sẻ với tôi suy nghĩ này. Đồng chí cho rằng, sự tiếp biến văn hóa đó sẽ giúp cho các nghệ thuật có thêm sức sống. Điều đó đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện hiện nay, khi chủ trương phát triển du lịch-văn hóa đang dần thành nếp, người dân là chủ thể của thưởng thức, chủ thể của sáng tạo. Gửi lễ hội lại cho dân, lễ hội sẽ “tự sống” và sống khỏe!
ĐÔNG HÀ (qdnd.vn)
Bản của truongart và một số mem: