saigonhotel
13-06-2012, 11:43 AM
Hội thảo mỹ thuật trẻ Việt Nam 12/2006_Performance Art và những vấn đề còn đang tranh cãi - Vũ Đức Toàn Feb 10, '07 1:35 AM
for everyone
Thuật ngữ performance art (nghệ thuật trình diễn) xuất hiện khá phổ biến ở Việt Nam khoảng hơn chục năm trở lại đây. Trong giới mỹ thuật thì Performance art không còn quá lạ lẫm nhưng đối với đại bộ phận công chúng vẫn là hình thức nghệ thuật khá mới mẻ. Điều này, là một phần nguyên nhân khiến dư luận vẫn còn tranh cãi về performance art nói riêng cũng như nghệ thuật đương đại nói chung. Trở ngại là ở chỗ, việc chuyển ngữ những cụm từ contemporary art cũng như performance art... dường như chưa thể có một kết quả tối ưu, nên chỉ có thể dùng những từ tương đương. Do đó ở Việt Nam có cách hiểu khá mơ hồ về ngữ nghĩa. Trong khi đó, vấn đề có thể trở nên đơn giản và sáng sủa hơn nếu ta hiểu nó như là một thuật ngữ để ám chỉ đến một mô hình nghệ thuật bất kỳ hay một dạng nghệ thuật nào đó đã định hình và mang tính quy ước. Bằng bài viết này tôi muốn thông qua cuộc liên hoan Nghệ thuật trình diễn quốc tế lần thứ 14 tại Việt Nam để đưa ra một số các vấn đề về nghệ thuật trình diễn trong nghệ thuật đương đại ở Việt Nam.
Liên hoan nghệ thuật trình diễn này được diễn ra vào hồi đầu tháng 10 năm nay do gallery Không gian xanh (Blue space) đứng ra chủ trì và phối hợp với một số đơn vị tổ chức quốc tế. Đây là một chương trình có quy mô và có tính chuyên sâu tập chung trên một loại hình là performance art. Chương trình đã tập hợp gần 30 nghệ sĩ đến từ nhiều nước. Đặc biệt có sự góp mặt của một số nghệ sĩ, giáo sư hàng đầu hoặc đồng thời cũng là curator nổi tiếng: Boris Nieslony đến từ Đức; Rolf Hinterecker từ Áo; Marilyn Arsem từ Mỹ; Ruedi Schill & Monika Guenther từ Thuỵ sĩ... cùng một số nghệ sĩ trẻ ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Họ có sáu ngày làm việc với nhau tại Đà Lạt trước khi quay về thành phố Hồ Chí Minh và có cuộc trình diễn lớn tại trụ sở Hội mỹ thuật. Để tạo được hiệu quả làm việc tốt nhất, chương trình là sự xen kẽ giữa hội thảo, toạ đàm để trao đổi và chia sẻ kiến thức, thông tin, kinh nghiệm kết hợp với những buổi trình diễn thể nghiệm. Đây là một nỗ lực lớn của nhà tổ chức và các nghệ sĩ tham gia tham gia nhằm định hướng rõ rệt hơn mô hình nghệ thuật đương đại Việt Nam. Mang đến cuộc liên hoan lần này đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về quan niệm của loại hình nghệ thuật vẫn còn mới mẻ này.
Nhiều nghệ sĩ quốc tế lần này cũng đưa ra có ý kiến riêng của mình. Đơn cử như Nghệ sĩ Dan Mackerghan của hoa kỳ, ông cho rằng: “performance đơn giản đó là xu hướng hiện hành của hành động biểu diễn...là sự diễn xướng hành vi con người, và quan trọng nhất là sự hiện diện của con người”. Nghệ sĩ Alastair Maclennan của Ai-len thì ví giữa việc sáng tạo một tác phẩm hội hoạ với một tác phẩm trình diễn như sau: “... Nếu hoạ sĩ muốn biểu hiện một điều gì đó bằng cách tái hiện một không gian và thời gian phù hợp lên mặt toan hay những việc làm đại loại như vậy, thì nghệ sĩ performance cũng có chừng ấy công việc và sự say mê để làm điều tương tự, có điều họ “vẽ” trực tiếp lên không gian và thời gian đó bằng những hành vi và hành động...”
Performance art chưa xác lập dứt khoát một định nghĩa hay khái niệm mẫu mực nào. Nó chỉ hiện diện và trở nên có ý nghĩa đối với họ trong một ngữ cảnh xác định mà họ lựa chọn. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra cách hiểu một cách tương đối với ý nghĩa performance art: như thể là một hình thức (dạng) nghệ thuật của hành động, hành vi của một hay một số lượng người ở một địa điểm cụ thể và trong một thời gian xác định. Nó có thể xảy ra bất thường, không nằm trong sự trù định mang tính kịch bản và nó không có tiền lệ. Bốn yếu tố căn bản luôn quy định trực tiếp đến tác phẩm là: thời gian, không gian, người trình diễn và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa người trình diễn và đối tượng khán giả, (những yếu tố trên cũng có thể mang tính trung gian).
Qua đây ta có thể hình dung để nắm được nội dung cũng như những yếu tố căn bản của performance art. Điểu đó cho thấy nó chính là mô hình văn hóa tương đối hoá, mà ở đó luôn có những mô hình nghệ thuật chấp nhận những hướng mở. Hay nói cách khác, performance art chỉ có thể phát triển tốt trên một bình diện thẩm mỹ không có định kiến, không có những tiền đề mang tính áp đặt. Trong trường hợp này, rõ ràng ta gặp không ít trở ngại và đó cũng là thực trạng hiện nay. Một là, như trên đã nói, performance art không có tính tiền lệ nên phương thức cũng như ngôn ngữ hoạt động của nó rất đa dạng. Vậy, ta không thể hiểu và thưởng thức nó bằng một số mẫu nhất định, càng không nên kiểm soát và quản lý chúng theo kiểu “motif hoá” như vậy. Ví dụ như, đại bộ phận công chúng, thậm chí cả một vài nhà phê bình mỹ thuật có thói quen khi nhắc đến performance art thì hiểu ngay là một hoạt động nghệ thuật kiểu nhảy múa, có yếu tố gần với lên đồng, hoặc pha chút lễ hội... và có thể người ta lấy luôn performance art của Đào Anh Khánh ra để làm tiêu chuẩn. Cho dù có rất nhiều các hoạt động phong phú của Performance art thậm trí còn chưa được tiên liệu, nhưng trong đầu mọi người đã bị lên dây cót bởi một vài “motif” mà họ cho là quen thuộc như một số hành vi, hay những động tác xé quần xé áo, lăn lê bò toài, ngồi thiền... Trong khi đó, thực sự ngôn ngữ rộng mở sẽ đem lại vô vàn khả năng có thể đối với performance art.
Đối với một số người bi quan, họ thường có suy nghĩ rằng ở phạm vi văn hoá hiện tồn, performance art sẽ đứng ngoài cuộc mà cả ngay trong giới cũng hoài nghi về sức sống của nó. Điều này khiến dư luận và cả chúng ta có cảm tưởng rằng performance art Việt Nam có một giới hạn không thể khắc phục nổi đối với phương Tây cũng như các nước trên thế giới có performance art phát triển. Tệ hại hơn, nó tạo ra một tâm lý hoang mang luôn bủa vây những nghệ sỹ trẻ bị loại hình nghệ thuật này cuốn hút. Có thể từ đó, bằng sự tự ti, họ khởi xướng ra cái gọi là hệ thống đẳng cấp và mong muốn mình không đứng ở vị trí quá thấp trong “bảng xếp hạng”.
Tại những buổi toạ đàm tại Đà Lạt, gần 30 nghệ sỹ nước ngoài nói trên cùng những nghệ sỹ trẻ Việt Nam đã cùng nhau đi tìm câu trả lời cho những vấn đề của performance art, trong đó có cả vấn đề nêu trên. Chúng ta đã tìm được sự chia sẻ rất lớn từ phía các bạn đồng nghiệp. Tất cả các nước tham gia đều nói lên nhưng tương đồng trong khó khăn rất lớn mà họ cũng phải vượt qua như chúng ta. Đó là: kinh phí cho tác phẩm cũng như các dự án hoạt động, sự phản ứng của dư luận, sự bất phân về phạm vi cũng như khái niệm performance art, làm thế nào để đột phá vào ý thức và nhu cầu thẩm mỹ của đại chúng ...
Theo Curator Boris Nieslony, ông cũng là giáo sư hàng đầu về performance art, thì ngay cả hiện tại, những vấn đề trên vẫn tiếp diễn chứ chưa hề có sự ổn thoả. Lược đồ phát triển của nó cũng rất đa dạng, có thăng có trầm chứ không phải lúc nào cũng phát triển ngon lành. Có cả vài nước như ở Đông Âu hay một số nước trên thế giới, ban đầu performance của họ phát triển rực rỡ nhưng sau đó thì thoi thóp và bây giờ có một vài trường hợp coi như xoá sổ khỏi mạng lưới performance quốc tế. Vấn đề mà chúng ta băn khoăn nữa là, tính chuyên nghiệp và sự phát triển được đánh giá như thế nào? Hầu hết những người đồng quan điểm cho rằng, căn cứ đầu tiên và mang tính hạt nhân vẫn phải là nghệ sĩ và tác phẩm. Phải có những nghệ sĩ tâm huyết, dám làm, dám hoàn thành những ý tưởng nghệ thuật thì tất nhiên là sẽ có những tác phẩm hay. Công chúng và dư luận là yếu tố rất cần thiết nhưng không thể quá phụ thuộc vào nó. Và trong nghệ thuật không có tiêu chí “số đông”. Nghệ sĩ không được phép làm việc theo nguyên tắc này, điều đã được lịch sử nghệ thuật đã chứng minh.
Rất nhiều những tác phẩm của nghệ sĩ trẻ Việt Nam lần này đã tạo được ấn tượng tốt, gây sự ngạc nhiên lớn cho các bạn đồng nghiệp. Đặc biệt là phần trình diễn của nghệ sĩ trẻ Hà Nội như Nguyễn Hồng Hải,Nguyễn Huy An. Họ thực sự cảm thấy thú vị và bất ngờ khi hầu hết chưa biết gì nhiều về performance art Việt Nam, nhưng chất lượng tác phẩm lại rất thuyết phục. Qua đó, đồng thời, ta cũng học hỏi được ở các nghệ sĩ nước ngoài về ý thức trách nhiệm cá nhân trước những tác phẩm của mình. Đòi hỏi tự do trong sáng tạo tức là ta cũng phải gánh lấy trách nhiệm trước dư luận. Họ luôn ý thức rất rõ vấn đề mình đặt ra, và sẵn sàng bảo vệ cho ý tưởng đó trước công chúng. Theo những nghệ sĩ có kinh nghiệm thì vấn đề để phát triển performance art cũng như nghệ thuật đương đại là phải tin vào khả năng và tố chất nghệ thuật của mình. Không nên bận tâm đến địa vị, đẳng cấp mà cái quan trọng là phải làm thật nhiều để tạo ra tính liên tục. Hơn nữa các nghệ sĩ phải sáng tạo không ngừng ngay trên mọi sức ép hiện có. Thậm chí đừng trông chờ đến lúc có được những nguồn tài trợ thích đáng, những điều kiện môi trường thuận lợi, chính thức. Nếu phụ thuộc vào tất cả những thứ đó rồi chúng ta mới bắt tay vào làm nghệ thuật, thì nghệ thuật sẽ chết yểu.
Theo tạp chí " Nghiên cứu mỹ thuật "
for everyone
Thuật ngữ performance art (nghệ thuật trình diễn) xuất hiện khá phổ biến ở Việt Nam khoảng hơn chục năm trở lại đây. Trong giới mỹ thuật thì Performance art không còn quá lạ lẫm nhưng đối với đại bộ phận công chúng vẫn là hình thức nghệ thuật khá mới mẻ. Điều này, là một phần nguyên nhân khiến dư luận vẫn còn tranh cãi về performance art nói riêng cũng như nghệ thuật đương đại nói chung. Trở ngại là ở chỗ, việc chuyển ngữ những cụm từ contemporary art cũng như performance art... dường như chưa thể có một kết quả tối ưu, nên chỉ có thể dùng những từ tương đương. Do đó ở Việt Nam có cách hiểu khá mơ hồ về ngữ nghĩa. Trong khi đó, vấn đề có thể trở nên đơn giản và sáng sủa hơn nếu ta hiểu nó như là một thuật ngữ để ám chỉ đến một mô hình nghệ thuật bất kỳ hay một dạng nghệ thuật nào đó đã định hình và mang tính quy ước. Bằng bài viết này tôi muốn thông qua cuộc liên hoan Nghệ thuật trình diễn quốc tế lần thứ 14 tại Việt Nam để đưa ra một số các vấn đề về nghệ thuật trình diễn trong nghệ thuật đương đại ở Việt Nam.
Liên hoan nghệ thuật trình diễn này được diễn ra vào hồi đầu tháng 10 năm nay do gallery Không gian xanh (Blue space) đứng ra chủ trì và phối hợp với một số đơn vị tổ chức quốc tế. Đây là một chương trình có quy mô và có tính chuyên sâu tập chung trên một loại hình là performance art. Chương trình đã tập hợp gần 30 nghệ sĩ đến từ nhiều nước. Đặc biệt có sự góp mặt của một số nghệ sĩ, giáo sư hàng đầu hoặc đồng thời cũng là curator nổi tiếng: Boris Nieslony đến từ Đức; Rolf Hinterecker từ Áo; Marilyn Arsem từ Mỹ; Ruedi Schill & Monika Guenther từ Thuỵ sĩ... cùng một số nghệ sĩ trẻ ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Họ có sáu ngày làm việc với nhau tại Đà Lạt trước khi quay về thành phố Hồ Chí Minh và có cuộc trình diễn lớn tại trụ sở Hội mỹ thuật. Để tạo được hiệu quả làm việc tốt nhất, chương trình là sự xen kẽ giữa hội thảo, toạ đàm để trao đổi và chia sẻ kiến thức, thông tin, kinh nghiệm kết hợp với những buổi trình diễn thể nghiệm. Đây là một nỗ lực lớn của nhà tổ chức và các nghệ sĩ tham gia tham gia nhằm định hướng rõ rệt hơn mô hình nghệ thuật đương đại Việt Nam. Mang đến cuộc liên hoan lần này đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về quan niệm của loại hình nghệ thuật vẫn còn mới mẻ này.
Nhiều nghệ sĩ quốc tế lần này cũng đưa ra có ý kiến riêng của mình. Đơn cử như Nghệ sĩ Dan Mackerghan của hoa kỳ, ông cho rằng: “performance đơn giản đó là xu hướng hiện hành của hành động biểu diễn...là sự diễn xướng hành vi con người, và quan trọng nhất là sự hiện diện của con người”. Nghệ sĩ Alastair Maclennan của Ai-len thì ví giữa việc sáng tạo một tác phẩm hội hoạ với một tác phẩm trình diễn như sau: “... Nếu hoạ sĩ muốn biểu hiện một điều gì đó bằng cách tái hiện một không gian và thời gian phù hợp lên mặt toan hay những việc làm đại loại như vậy, thì nghệ sĩ performance cũng có chừng ấy công việc và sự say mê để làm điều tương tự, có điều họ “vẽ” trực tiếp lên không gian và thời gian đó bằng những hành vi và hành động...”
Performance art chưa xác lập dứt khoát một định nghĩa hay khái niệm mẫu mực nào. Nó chỉ hiện diện và trở nên có ý nghĩa đối với họ trong một ngữ cảnh xác định mà họ lựa chọn. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra cách hiểu một cách tương đối với ý nghĩa performance art: như thể là một hình thức (dạng) nghệ thuật của hành động, hành vi của một hay một số lượng người ở một địa điểm cụ thể và trong một thời gian xác định. Nó có thể xảy ra bất thường, không nằm trong sự trù định mang tính kịch bản và nó không có tiền lệ. Bốn yếu tố căn bản luôn quy định trực tiếp đến tác phẩm là: thời gian, không gian, người trình diễn và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa người trình diễn và đối tượng khán giả, (những yếu tố trên cũng có thể mang tính trung gian).
Qua đây ta có thể hình dung để nắm được nội dung cũng như những yếu tố căn bản của performance art. Điểu đó cho thấy nó chính là mô hình văn hóa tương đối hoá, mà ở đó luôn có những mô hình nghệ thuật chấp nhận những hướng mở. Hay nói cách khác, performance art chỉ có thể phát triển tốt trên một bình diện thẩm mỹ không có định kiến, không có những tiền đề mang tính áp đặt. Trong trường hợp này, rõ ràng ta gặp không ít trở ngại và đó cũng là thực trạng hiện nay. Một là, như trên đã nói, performance art không có tính tiền lệ nên phương thức cũng như ngôn ngữ hoạt động của nó rất đa dạng. Vậy, ta không thể hiểu và thưởng thức nó bằng một số mẫu nhất định, càng không nên kiểm soát và quản lý chúng theo kiểu “motif hoá” như vậy. Ví dụ như, đại bộ phận công chúng, thậm chí cả một vài nhà phê bình mỹ thuật có thói quen khi nhắc đến performance art thì hiểu ngay là một hoạt động nghệ thuật kiểu nhảy múa, có yếu tố gần với lên đồng, hoặc pha chút lễ hội... và có thể người ta lấy luôn performance art của Đào Anh Khánh ra để làm tiêu chuẩn. Cho dù có rất nhiều các hoạt động phong phú của Performance art thậm trí còn chưa được tiên liệu, nhưng trong đầu mọi người đã bị lên dây cót bởi một vài “motif” mà họ cho là quen thuộc như một số hành vi, hay những động tác xé quần xé áo, lăn lê bò toài, ngồi thiền... Trong khi đó, thực sự ngôn ngữ rộng mở sẽ đem lại vô vàn khả năng có thể đối với performance art.
Đối với một số người bi quan, họ thường có suy nghĩ rằng ở phạm vi văn hoá hiện tồn, performance art sẽ đứng ngoài cuộc mà cả ngay trong giới cũng hoài nghi về sức sống của nó. Điều này khiến dư luận và cả chúng ta có cảm tưởng rằng performance art Việt Nam có một giới hạn không thể khắc phục nổi đối với phương Tây cũng như các nước trên thế giới có performance art phát triển. Tệ hại hơn, nó tạo ra một tâm lý hoang mang luôn bủa vây những nghệ sỹ trẻ bị loại hình nghệ thuật này cuốn hút. Có thể từ đó, bằng sự tự ti, họ khởi xướng ra cái gọi là hệ thống đẳng cấp và mong muốn mình không đứng ở vị trí quá thấp trong “bảng xếp hạng”.
Tại những buổi toạ đàm tại Đà Lạt, gần 30 nghệ sỹ nước ngoài nói trên cùng những nghệ sỹ trẻ Việt Nam đã cùng nhau đi tìm câu trả lời cho những vấn đề của performance art, trong đó có cả vấn đề nêu trên. Chúng ta đã tìm được sự chia sẻ rất lớn từ phía các bạn đồng nghiệp. Tất cả các nước tham gia đều nói lên nhưng tương đồng trong khó khăn rất lớn mà họ cũng phải vượt qua như chúng ta. Đó là: kinh phí cho tác phẩm cũng như các dự án hoạt động, sự phản ứng của dư luận, sự bất phân về phạm vi cũng như khái niệm performance art, làm thế nào để đột phá vào ý thức và nhu cầu thẩm mỹ của đại chúng ...
Theo Curator Boris Nieslony, ông cũng là giáo sư hàng đầu về performance art, thì ngay cả hiện tại, những vấn đề trên vẫn tiếp diễn chứ chưa hề có sự ổn thoả. Lược đồ phát triển của nó cũng rất đa dạng, có thăng có trầm chứ không phải lúc nào cũng phát triển ngon lành. Có cả vài nước như ở Đông Âu hay một số nước trên thế giới, ban đầu performance của họ phát triển rực rỡ nhưng sau đó thì thoi thóp và bây giờ có một vài trường hợp coi như xoá sổ khỏi mạng lưới performance quốc tế. Vấn đề mà chúng ta băn khoăn nữa là, tính chuyên nghiệp và sự phát triển được đánh giá như thế nào? Hầu hết những người đồng quan điểm cho rằng, căn cứ đầu tiên và mang tính hạt nhân vẫn phải là nghệ sĩ và tác phẩm. Phải có những nghệ sĩ tâm huyết, dám làm, dám hoàn thành những ý tưởng nghệ thuật thì tất nhiên là sẽ có những tác phẩm hay. Công chúng và dư luận là yếu tố rất cần thiết nhưng không thể quá phụ thuộc vào nó. Và trong nghệ thuật không có tiêu chí “số đông”. Nghệ sĩ không được phép làm việc theo nguyên tắc này, điều đã được lịch sử nghệ thuật đã chứng minh.
Rất nhiều những tác phẩm của nghệ sĩ trẻ Việt Nam lần này đã tạo được ấn tượng tốt, gây sự ngạc nhiên lớn cho các bạn đồng nghiệp. Đặc biệt là phần trình diễn của nghệ sĩ trẻ Hà Nội như Nguyễn Hồng Hải,Nguyễn Huy An. Họ thực sự cảm thấy thú vị và bất ngờ khi hầu hết chưa biết gì nhiều về performance art Việt Nam, nhưng chất lượng tác phẩm lại rất thuyết phục. Qua đó, đồng thời, ta cũng học hỏi được ở các nghệ sĩ nước ngoài về ý thức trách nhiệm cá nhân trước những tác phẩm của mình. Đòi hỏi tự do trong sáng tạo tức là ta cũng phải gánh lấy trách nhiệm trước dư luận. Họ luôn ý thức rất rõ vấn đề mình đặt ra, và sẵn sàng bảo vệ cho ý tưởng đó trước công chúng. Theo những nghệ sĩ có kinh nghiệm thì vấn đề để phát triển performance art cũng như nghệ thuật đương đại là phải tin vào khả năng và tố chất nghệ thuật của mình. Không nên bận tâm đến địa vị, đẳng cấp mà cái quan trọng là phải làm thật nhiều để tạo ra tính liên tục. Hơn nữa các nghệ sĩ phải sáng tạo không ngừng ngay trên mọi sức ép hiện có. Thậm chí đừng trông chờ đến lúc có được những nguồn tài trợ thích đáng, những điều kiện môi trường thuận lợi, chính thức. Nếu phụ thuộc vào tất cả những thứ đó rồi chúng ta mới bắt tay vào làm nghệ thuật, thì nghệ thuật sẽ chết yểu.
Theo tạp chí " Nghiên cứu mỹ thuật "