nhi_nguyen
13-06-2012, 11:48 AM
"Thiếu Curator, nghệ thuật dương đại khó phát triển chuyên nghiệp"
phong van cua Trang thanh Hien tai Curatorial Workshop, Hue 4-2007
Jakapan Vilasineekul:
"Thiếu Curator, nghệ thuật dương đại khó phát triển chuyên nghiệp"
Jakapan là giảng viên điêu khắc của trường nghệ thuật Silpakorn Thái lan. Hiện nay ông đang làm điều phối viên của dự án Mekong về văn hoá nghệ thuật (Mekong art and culture project). Nhân tuần lễ hội thảo về curator diễn ra tại Huế đầu tháng tư, TT&VH đã có cuộc trò chuyện với ông xung quanh vấn đề về nghệ thuật đương đại và nghề curator ở Việt Nam.
Ông có thể kể một chút về công việc của mình trong dự án văn hoá nghệ thuật Mekong?
Tôi bắt đầu tham gia làm điều phối viên về văn hoá nghệ thuật cho dự án này từ năm 2003. Đây là một dự án lớn phát triển khá toàn diện về văn hoá nghệ thuật. Mục đích chính của chúng tôi là sự học hỏi xuyên biên giới và sự cộng tác để cùng phát triển giữa bốn nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Đặc biệt chúng tôi rất chú trọng đến sự hợp tác giáo dục giữa 8 trường đại học nghệ thuật, trong đó có ba trường của Việt Nam. Chúng tôi đặt ra các dự án cho việc trao đổi sinh viên và giảng viên, cấp các học bổng về mỹ thuật và tổ chức các trại sáng tác để tạo ra các môi trường thuận lợi cho sự hiểu biết lẫn nhau, phát huy thế mạnh của mỗi nước. Hội thảo về curator lần này ở Huế cũng là một phần trong các dự án của chúng tôi để phát triển nghệ thuật đương đại khu vực Nam Á.
Tại sao ông lại có ý tưởng về một cuộc hội thảo về Curator ở Huế, mà không phải ở Sài Gòn hay Hà Nội, nơi nghệ thuật đương đại rất phát triển và rất cần đến nghề Curator?
Ý tưởng về một hội thảo Curator đến với chúng tôi rất ngẫu nhiên. Khi nhóm họp các trường đại học và các thành viên để xây dựng các dự án, mọi người đều nhất trí rằng nên có một cuộc triển lãm đương đại giữa bốn nước Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, bởi nghệ thuật sẽ tạo ra một nhịp cầu cho sự hiểu biết. Một cuộc triển lãm như thế sẽ rất đắt và tốn kém. Vậy ai sẽ là người đủ trình độ làm curator cho một cuộc triển lãm như vậy, vì tuy trong cùng một khu vực nhưng nghệ thuật của các nước rất khác nhau. Khi đưa ra câu hỏi này, một số người lại hỏi lại chúng tôi: Curator là gì? À! Vậy tại sao lại không làm một cái gì đó để mọi người hiểu được khái niệm này. Nên tôi nghĩ phải chăng nên biến cuộc triển lãm này thành một chương trình giáo dục. Còn việc chọn Huế để tổ chức hội thảo về curator cũng rất đơn giản, bởi Huế là một điểm khá yếu trong sự phát triển của nghệ thuật đương đại Việt Nam, mặc dù đã có khá nhiều festival được diễn ra ở đây. Hơn nữa tôi cũng được biết rằng ở Sài Gòn và Hà Nội đã có những buổi nói chuyện hay khoá đào tạo về curator như ở Đại Học Mỹ thuật Hà Nội, trong khi Huế thì chưa.
Các hội thảo như vậy cũng đã được tổ chức ở các nước khác?
Thực tế, workshop này đã bắt đầu từ đầu tháng 3, khởi đầu là Thái Lan, sau đó qua Lào và Campuchia, điểm dừng chân cuối cùng là Việt Nam. Cuộc hội thảo ở Thái lan có tính chất hơi khác một chút, do đất nước chúng tôi nghề curator đã khá phát triển. Còn ở các nước khác, khái niệm về curator vẫn còn mơ hồ, nên chúng tôi mời Naoko Usuki một curator người Nhật Bản đến nói chuyện về kinh nghiệm của một curator và cách làm curator cho một triển lãm đương đại. Trong tuần lễ hội thảo này, chúng tôi tổ chức các buổi đi quan sát các không gian khác nhau và phòng triển lãm, sau đó sẽ cùng nhau tranh luận xem các cuộc triển lãm như vậy được và chưa được ở điểm nào. Từ đó các thanh viên tham dự sẽ đưa ra các ý tưởng giả định cho một cuộc triển lãm do mình làm curator. Họ buộc phải quan tâm đến mọi khía cạnh như phát triển ý tưởng, lựa chọn tác phẩm, lựa chọn không gian, và cuối cùng là tìm nguồn kinh phí… Chúng tôi không hy vọng là sau khi hội thảo kết thúc, chúng ta sẽ có được những người làm curator chuyên nghiệp, nhưng trước tiên hãy để mọi người, cả những nghệ sĩ hiểu được công việc của một curator là như thế nào. Điều này cũng quan trọng không kém việc tạo nên những curator, bởi khi hiểu được các công việc cụ thể, thì người nghệ sĩ sẽ có những cộng tác tốt nhất đối với các người tổ chức triển lãm. Ông hài lòng về kết quả của các hội thảo này?
Tôi nghĩ là rất tốt, nó là một mắt xích quan trọng để chúng tôi tiếp tục các công việc tiếp theo. Sau mỗi cuộc hội thảo ở mỗi nước, chúng tôi lựa chọn ra một người để làm curator cho phần việc tại đất nước của mình. Người được chọn cho Việt nam là Lê Ngọc Thanh ở New space gallery. Anh sẽ làm việc cùng ba curator của các nước trên và dưới vai trò chủ chốt của một Curator chuyên nghiệp, họp lại tại Bangkok để thống nhất ý tưởng cho cuộc triển lãm đương đại của bốn nước. Đây cũng sẽ là một cuộc triển lãm mở, bởi nó mang tính chất học hỏi nhiều hơn. Các curator chọn nghệ sĩ, chọn địa điểm… và sẽ viết về những điều họ đã làm đã học được. Tất cả tác phẩm và các phần sẽ được chọn in trong một cuốn cataloge. Tôi nghĩ rằng, mình không nên kỳ vọng về kết quả cuối cùng triển lãm đó sẽ như thế nào, mà tiến trình để hình thành nên nó mới là điều đáng nói. Nó sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển nghệ thuật của mỗi nước.
Ở Việt Nam, theo ông tương lai của nghề curator và nghệ thuật đương đại là gì?
Tôi có thể nói curator có vai trò vô cùng quan trọng, nếu thiếu, nghệ thuật đương đại sẽ khó mà phát triển chuyên nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam dường như chưa có một curator chuyên nghiệp, nhưng cũng phải nói thật, với cách điều hành, quản lý văn hoá như của các bạn hiện nay, nếu nghề curator có thực sự phát triển đi chăng nữa, thì bọn họ cũng rất khó hoạt động để nâng tầm nghệ thuật ở Việt Nam. Tôi đã theo dõi khá nhiều các cuộc triển lãm đương đại và lấy làm lạ, các tác phẩm mặc dù đã được xin giấy phép, bị đột ngột hạ xuống, hay bỏ đi từng phần của tác phẩm mà không một lời giải thích, hoặc giải thích rất buồn cười. Nếu cứ thế thì rút cục thì các bạn sẽ chỉ có tranh thị trường mà thôi. À, có một nghệ sĩ Lào nói với tôi rằng, nghệ sĩ Việt Nam phải ghen tỵ với chúng tôi, bởi chúng tối có quyền làm tất cả, mặc dù nền tảng của chúng tôi so với họ là không bằng.
Xin cảm ơn ông.
Trang Thanh Hiền (thực hiện):1 (5):
phong van cua Trang thanh Hien tai Curatorial Workshop, Hue 4-2007
Jakapan Vilasineekul:
"Thiếu Curator, nghệ thuật dương đại khó phát triển chuyên nghiệp"
Jakapan là giảng viên điêu khắc của trường nghệ thuật Silpakorn Thái lan. Hiện nay ông đang làm điều phối viên của dự án Mekong về văn hoá nghệ thuật (Mekong art and culture project). Nhân tuần lễ hội thảo về curator diễn ra tại Huế đầu tháng tư, TT&VH đã có cuộc trò chuyện với ông xung quanh vấn đề về nghệ thuật đương đại và nghề curator ở Việt Nam.
Ông có thể kể một chút về công việc của mình trong dự án văn hoá nghệ thuật Mekong?
Tôi bắt đầu tham gia làm điều phối viên về văn hoá nghệ thuật cho dự án này từ năm 2003. Đây là một dự án lớn phát triển khá toàn diện về văn hoá nghệ thuật. Mục đích chính của chúng tôi là sự học hỏi xuyên biên giới và sự cộng tác để cùng phát triển giữa bốn nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Đặc biệt chúng tôi rất chú trọng đến sự hợp tác giáo dục giữa 8 trường đại học nghệ thuật, trong đó có ba trường của Việt Nam. Chúng tôi đặt ra các dự án cho việc trao đổi sinh viên và giảng viên, cấp các học bổng về mỹ thuật và tổ chức các trại sáng tác để tạo ra các môi trường thuận lợi cho sự hiểu biết lẫn nhau, phát huy thế mạnh của mỗi nước. Hội thảo về curator lần này ở Huế cũng là một phần trong các dự án của chúng tôi để phát triển nghệ thuật đương đại khu vực Nam Á.
Tại sao ông lại có ý tưởng về một cuộc hội thảo về Curator ở Huế, mà không phải ở Sài Gòn hay Hà Nội, nơi nghệ thuật đương đại rất phát triển và rất cần đến nghề Curator?
Ý tưởng về một hội thảo Curator đến với chúng tôi rất ngẫu nhiên. Khi nhóm họp các trường đại học và các thành viên để xây dựng các dự án, mọi người đều nhất trí rằng nên có một cuộc triển lãm đương đại giữa bốn nước Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, bởi nghệ thuật sẽ tạo ra một nhịp cầu cho sự hiểu biết. Một cuộc triển lãm như thế sẽ rất đắt và tốn kém. Vậy ai sẽ là người đủ trình độ làm curator cho một cuộc triển lãm như vậy, vì tuy trong cùng một khu vực nhưng nghệ thuật của các nước rất khác nhau. Khi đưa ra câu hỏi này, một số người lại hỏi lại chúng tôi: Curator là gì? À! Vậy tại sao lại không làm một cái gì đó để mọi người hiểu được khái niệm này. Nên tôi nghĩ phải chăng nên biến cuộc triển lãm này thành một chương trình giáo dục. Còn việc chọn Huế để tổ chức hội thảo về curator cũng rất đơn giản, bởi Huế là một điểm khá yếu trong sự phát triển của nghệ thuật đương đại Việt Nam, mặc dù đã có khá nhiều festival được diễn ra ở đây. Hơn nữa tôi cũng được biết rằng ở Sài Gòn và Hà Nội đã có những buổi nói chuyện hay khoá đào tạo về curator như ở Đại Học Mỹ thuật Hà Nội, trong khi Huế thì chưa.
Các hội thảo như vậy cũng đã được tổ chức ở các nước khác?
Thực tế, workshop này đã bắt đầu từ đầu tháng 3, khởi đầu là Thái Lan, sau đó qua Lào và Campuchia, điểm dừng chân cuối cùng là Việt Nam. Cuộc hội thảo ở Thái lan có tính chất hơi khác một chút, do đất nước chúng tôi nghề curator đã khá phát triển. Còn ở các nước khác, khái niệm về curator vẫn còn mơ hồ, nên chúng tôi mời Naoko Usuki một curator người Nhật Bản đến nói chuyện về kinh nghiệm của một curator và cách làm curator cho một triển lãm đương đại. Trong tuần lễ hội thảo này, chúng tôi tổ chức các buổi đi quan sát các không gian khác nhau và phòng triển lãm, sau đó sẽ cùng nhau tranh luận xem các cuộc triển lãm như vậy được và chưa được ở điểm nào. Từ đó các thanh viên tham dự sẽ đưa ra các ý tưởng giả định cho một cuộc triển lãm do mình làm curator. Họ buộc phải quan tâm đến mọi khía cạnh như phát triển ý tưởng, lựa chọn tác phẩm, lựa chọn không gian, và cuối cùng là tìm nguồn kinh phí… Chúng tôi không hy vọng là sau khi hội thảo kết thúc, chúng ta sẽ có được những người làm curator chuyên nghiệp, nhưng trước tiên hãy để mọi người, cả những nghệ sĩ hiểu được công việc của một curator là như thế nào. Điều này cũng quan trọng không kém việc tạo nên những curator, bởi khi hiểu được các công việc cụ thể, thì người nghệ sĩ sẽ có những cộng tác tốt nhất đối với các người tổ chức triển lãm. Ông hài lòng về kết quả của các hội thảo này?
Tôi nghĩ là rất tốt, nó là một mắt xích quan trọng để chúng tôi tiếp tục các công việc tiếp theo. Sau mỗi cuộc hội thảo ở mỗi nước, chúng tôi lựa chọn ra một người để làm curator cho phần việc tại đất nước của mình. Người được chọn cho Việt nam là Lê Ngọc Thanh ở New space gallery. Anh sẽ làm việc cùng ba curator của các nước trên và dưới vai trò chủ chốt của một Curator chuyên nghiệp, họp lại tại Bangkok để thống nhất ý tưởng cho cuộc triển lãm đương đại của bốn nước. Đây cũng sẽ là một cuộc triển lãm mở, bởi nó mang tính chất học hỏi nhiều hơn. Các curator chọn nghệ sĩ, chọn địa điểm… và sẽ viết về những điều họ đã làm đã học được. Tất cả tác phẩm và các phần sẽ được chọn in trong một cuốn cataloge. Tôi nghĩ rằng, mình không nên kỳ vọng về kết quả cuối cùng triển lãm đó sẽ như thế nào, mà tiến trình để hình thành nên nó mới là điều đáng nói. Nó sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển nghệ thuật của mỗi nước.
Ở Việt Nam, theo ông tương lai của nghề curator và nghệ thuật đương đại là gì?
Tôi có thể nói curator có vai trò vô cùng quan trọng, nếu thiếu, nghệ thuật đương đại sẽ khó mà phát triển chuyên nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam dường như chưa có một curator chuyên nghiệp, nhưng cũng phải nói thật, với cách điều hành, quản lý văn hoá như của các bạn hiện nay, nếu nghề curator có thực sự phát triển đi chăng nữa, thì bọn họ cũng rất khó hoạt động để nâng tầm nghệ thuật ở Việt Nam. Tôi đã theo dõi khá nhiều các cuộc triển lãm đương đại và lấy làm lạ, các tác phẩm mặc dù đã được xin giấy phép, bị đột ngột hạ xuống, hay bỏ đi từng phần của tác phẩm mà không một lời giải thích, hoặc giải thích rất buồn cười. Nếu cứ thế thì rút cục thì các bạn sẽ chỉ có tranh thị trường mà thôi. À, có một nghệ sĩ Lào nói với tôi rằng, nghệ sĩ Việt Nam phải ghen tỵ với chúng tôi, bởi chúng tối có quyền làm tất cả, mặc dù nền tảng của chúng tôi so với họ là không bằng.
Xin cảm ơn ông.
Trang Thanh Hiền (thực hiện):1 (5):