yuchun
13-06-2012, 11:50 AM
Cảm giác bất an của nghệ sĩ trẻ Việt Nam ngày hôm nay, giữa việc sáng tạo nghệ thuật với hiện thực cuộc sống trong một xã hội còn nhiều phức tạp về thể chế luôn thường trực. Là những nhân tố đại diện về phương diện thẩm mĩ của đất nước, họ sống và sáng tạo nghệ thuật cùng với nguồn chất liệu & hơi thở của cuộc sống hiện tại, vốn dĩ thật giản dị. Nhưng nếu xét theo quan niệm: “Phải miêu tả cho hay, cho chân thật và hùng hồn!” của Hồ Chủ Tịch về mọi phương diện nghệ thuật, thì ngày hôm nay, quan niệm đó đang nằm trên thớt của mọi quyền lực - thể chế, tức là chúng ta vẫn còn đầy cơ hội để sáng tạo nghệ thuật trong tương lai, tuy nhiên những sản phẩm vô gía đó sẽ phải bước qua cửa kiểm duyệt, hay còn gọi là khám, trước khi ra mắt cộng đồng. Chuyện này chúng ta đều đã biết hoặc từng được nếm, có gì lạ đâu. Không lạ nhưng cũng nên biết sợ, bởi chợt ngoái lại thì nhận ra rằng từ bao lâu nay, chúng ta đã và đang sống trong một thứ tự do mà cả nền văn minh nhân loại giờ đây đang cố gắng ném nó trở về với những quá khứ lầm lạc của con người: "Tự do trong khuôn khổ".
Cảnh con ngoan phản đối ý cha - cha sẽ đánh đòn luôn được lấy làm tôn chỉ của giới cầm quyền trong xã hội Việt Nam qua mọi thời đại.
Có vẻ như đáng buồn, tuy nhiên phải nói ra sự thật:
Quyền tự do sáng tác của giới văn nghệ sĩ Việt Nam nói chung, cho đến đầu thế kỷ 21 thực ra đã bị kiểm soát & giật dây bởi giới cầm quyền từ vài thế kỷ trước.
Nhìn vào thế hệ họa sĩ trẻ ngày hôm nay thì thấy, họ có cái may & không may là vì họ đã được thai ngén trong thời điểm này khi mà bản sắc dân tộc đã nhòe nhoẹt - văn hóa & nghệ thuật nội địa bắt đầu mang những yếu tố ngoại lai – đa sắc tộc. Loạt bài toán hợp tình cho tình trạng suy dinh dưỡng của văn hoá & nghệ thuật nước nhà thì qủa tắc qủa tùng cũng được giới chuyên môn có lòng giải quyết. Tuy nhiên, đáp số vẫn chưa đẹp, chưa khá hơn. Tôi xin lấy một ví dụ điển hình:
Hội mỹ thuật Việt Nam hàng tháng đều đặn cho xuất bản loạt Tạp chí Mỹ thuật, hội đồng tư vấn của tạp chí này hầu hết đã cắm rùi trong Hội, họ là những hoạ sĩ đầu đã bạc, bước đi không còn vững. Gần đây họ tổ chức một cuộc hội thảo với cái tên rất bật “Hội thảo mỹ thuật trẻ” tại Hà Nội, đến thì mới thấy,,,trong căn phòng không mấy trẻ lại lần nữa tràn ngập các văn nghệ sĩ thuộc hệ cây cổ thụ, họ đến từ: thời kỳ Pháp thuộc & Bao cấp. Không lấy gì làm lạ khi chủ đề tham kiến trong những cuộc hội thảo Mỹ thuật của hai thế hệ văn nghệ sĩ nói trên vẫn là đưa ra những vấn đề thẩm mĩ to tát – hùng hồn, nhưng lại xa rời với thực tiễn trẻ và còn nặng tính gia trưởng. Một số ít họa sĩ khác trong Hội thảo mỹ thuật trẻ lần này đã được trưởng thành trong thời kỳ bao cấp và cho đến nay, họ đã thành đạt và là những người có uy tín trong làng hội họa Việt Nam. Họ đều là thành viên của Hội. Trong căn phòng, gần phía cửa sổ: họ ngồi cạnh nhau và luôn miệng nói thầm, cười khẽ, rồi đảo mắt ngang dọc trong khi các bậc lão thành đang nóng bỏng trình bày những bản tiết tấu mang âm hưởng hoành tráng…già nói trước, trẻ nói sau…Đến khi Hội thảo mỹ thuật trẻ cần tung phao và cần thế hệ gọi là trẻ này lên tiếng, chung sức, thì mới biết là thế hệ nghệ sĩ này trông thì sung sức, nhưng lại mắc chứng xấu hổ & ngại nói - và thế là đùn đẩy, thế là câu giờ. Tình cảnh đó không ổn lắm, vì tất cả họ theo như lời ông Lê Quốc Bảo ( xin phép không nêu chức danh ): "đều đã vượt ngưỡng trẻ" và dễ nhận thấy là họ không còn tràn trề sinh lực cho công việc sáng tạo & đổi mới. Hơn thế, họ lại không mấy mặn mà với sự phát triển của các trào lưu nghệ thuật hiện đại đang diễn ra trong & ngoài nước, họ thiếu thông tin và ngại tiếp xúc với cái mới…Trong khán phòng này, họ tự hiểu rằng: mình đến đây để giữ chỗ và phiêu lưu trong những phạm vi mang tính lịch sử - dân tộc hợp với Hội!
Tiếp đó là lác đác các họa sĩ trẻ hơn đã trưởng thành từ giai đoạn cuối thời kỳ bao cấp, trong hội thảo lần này, họ có tên trong danh sách tham kiến nhưng lại vắng mặt - không hiểu tại sao ? Duy chỉ còn lại 2 đến 3 họa sĩ thì lại đại diện cho tầng lớp công dân ngoài luồng, thực sự trẻ, hiện đang là sinh viên năm thứ 3 và 4 của trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Không hiểu ai đã mời họ tới chung vui. Xong họ ngồi từ khi bắt đầu cho tới khi hội thảo bị nguội, và ngài chủ tịch đã mời họ lên nói đôi lời với tư cách là đại diện cho thế hệ trẻ ngày hôm nay, tuy nhiên họ đã tỏ ra bị động khi đối diện với những bậc cha chú cùng thuyền, với những giảng viên trong nghành đang trực tiếp giảng dạy tại trường. Và những đại diện này đã không được thông báo về nội dung để chuẩn bị tinh thần hòa tấu cùng hội thảo. Rất tiếc vì họa sĩ Việt Nam nói chung chưa sẵn sàng cho cái tâm lý bình đẳng khi đối diện nhau bên ngoài tấm toan trắng.
Cái tệ là thông tin về cuộc Hội thảo Mỹ thuật trẻ vừa qua tuyệt nhiên đã không được phát tán tới các lực lượng họa sĩ trẻ - sinh viên Mỹ thuật nói trên.., lực lượng này là những “công dân ngoài luồng” - không thuộc bộ phận nào của Hội, nhưng điều nguy hiểm hơn là những công dân ngoài luồng nói trên sẽ tạo dựng đẳng cấp toàn cầu cho mỹ thuật Việt Nam trong tương lai không xa. Lại chính là họ.
Có mất mát gì đâu ? Mặt khác, nếu chúng ta thường xuyên nâng cấp và tu bổ thẩm mĩ trong sáng tạo nghệ thuật thì sẽ tránh được tình trạng tụt hậu, chỉ có vậy thôi. Mà vẫn không hiểu tại sao khi Hội thảo mỹ thuật trẻ kết thúc họ lại chứng nào tật nấy: Bước ra khỏi phòng thì ký tên rồi nhận phong bì.
Nhắc đến đây tôi mới cảm thấy bị nghẹn...Nếu được chứng kiến tình huống trên thì không hiểu các anh em nghệ sĩ trẻ của tôi sẽ nghĩ gì ?
Để chứng kiến được những khoảnh khắc - giá trị cao đẹp trong công việc lao động & sáng tạo nghệ thuật, mong các phía ban ngành có liên quan của đất nước ta hãy mạnh rạn ủng hộ & hỗ trợ cho mọi công việc thuộc lĩnh vực sáng tạo – phát triển nghệ thuật của thế hệ trẻ ngày hôm nay.
Hãy nhìn mà xem, những người được lựa chọn cho công việc lao động & sáng tạo nghệ thuật, bên cạnh một cuộc sống mưu sinh vất vả, họ còn phải giữ gìn & sáng tạo cái đẹp cho cuộc đời nhân loại.
Ở đời - tự do toàn phần hiển nhiên là khó, nhưng sẽ càng khó hơn nếu những kẻ sáng tạo bị kẹt trong khuôn khổ.
Ptung
Cảnh con ngoan phản đối ý cha - cha sẽ đánh đòn luôn được lấy làm tôn chỉ của giới cầm quyền trong xã hội Việt Nam qua mọi thời đại.
Có vẻ như đáng buồn, tuy nhiên phải nói ra sự thật:
Quyền tự do sáng tác của giới văn nghệ sĩ Việt Nam nói chung, cho đến đầu thế kỷ 21 thực ra đã bị kiểm soát & giật dây bởi giới cầm quyền từ vài thế kỷ trước.
Nhìn vào thế hệ họa sĩ trẻ ngày hôm nay thì thấy, họ có cái may & không may là vì họ đã được thai ngén trong thời điểm này khi mà bản sắc dân tộc đã nhòe nhoẹt - văn hóa & nghệ thuật nội địa bắt đầu mang những yếu tố ngoại lai – đa sắc tộc. Loạt bài toán hợp tình cho tình trạng suy dinh dưỡng của văn hoá & nghệ thuật nước nhà thì qủa tắc qủa tùng cũng được giới chuyên môn có lòng giải quyết. Tuy nhiên, đáp số vẫn chưa đẹp, chưa khá hơn. Tôi xin lấy một ví dụ điển hình:
Hội mỹ thuật Việt Nam hàng tháng đều đặn cho xuất bản loạt Tạp chí Mỹ thuật, hội đồng tư vấn của tạp chí này hầu hết đã cắm rùi trong Hội, họ là những hoạ sĩ đầu đã bạc, bước đi không còn vững. Gần đây họ tổ chức một cuộc hội thảo với cái tên rất bật “Hội thảo mỹ thuật trẻ” tại Hà Nội, đến thì mới thấy,,,trong căn phòng không mấy trẻ lại lần nữa tràn ngập các văn nghệ sĩ thuộc hệ cây cổ thụ, họ đến từ: thời kỳ Pháp thuộc & Bao cấp. Không lấy gì làm lạ khi chủ đề tham kiến trong những cuộc hội thảo Mỹ thuật của hai thế hệ văn nghệ sĩ nói trên vẫn là đưa ra những vấn đề thẩm mĩ to tát – hùng hồn, nhưng lại xa rời với thực tiễn trẻ và còn nặng tính gia trưởng. Một số ít họa sĩ khác trong Hội thảo mỹ thuật trẻ lần này đã được trưởng thành trong thời kỳ bao cấp và cho đến nay, họ đã thành đạt và là những người có uy tín trong làng hội họa Việt Nam. Họ đều là thành viên của Hội. Trong căn phòng, gần phía cửa sổ: họ ngồi cạnh nhau và luôn miệng nói thầm, cười khẽ, rồi đảo mắt ngang dọc trong khi các bậc lão thành đang nóng bỏng trình bày những bản tiết tấu mang âm hưởng hoành tráng…già nói trước, trẻ nói sau…Đến khi Hội thảo mỹ thuật trẻ cần tung phao và cần thế hệ gọi là trẻ này lên tiếng, chung sức, thì mới biết là thế hệ nghệ sĩ này trông thì sung sức, nhưng lại mắc chứng xấu hổ & ngại nói - và thế là đùn đẩy, thế là câu giờ. Tình cảnh đó không ổn lắm, vì tất cả họ theo như lời ông Lê Quốc Bảo ( xin phép không nêu chức danh ): "đều đã vượt ngưỡng trẻ" và dễ nhận thấy là họ không còn tràn trề sinh lực cho công việc sáng tạo & đổi mới. Hơn thế, họ lại không mấy mặn mà với sự phát triển của các trào lưu nghệ thuật hiện đại đang diễn ra trong & ngoài nước, họ thiếu thông tin và ngại tiếp xúc với cái mới…Trong khán phòng này, họ tự hiểu rằng: mình đến đây để giữ chỗ và phiêu lưu trong những phạm vi mang tính lịch sử - dân tộc hợp với Hội!
Tiếp đó là lác đác các họa sĩ trẻ hơn đã trưởng thành từ giai đoạn cuối thời kỳ bao cấp, trong hội thảo lần này, họ có tên trong danh sách tham kiến nhưng lại vắng mặt - không hiểu tại sao ? Duy chỉ còn lại 2 đến 3 họa sĩ thì lại đại diện cho tầng lớp công dân ngoài luồng, thực sự trẻ, hiện đang là sinh viên năm thứ 3 và 4 của trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Không hiểu ai đã mời họ tới chung vui. Xong họ ngồi từ khi bắt đầu cho tới khi hội thảo bị nguội, và ngài chủ tịch đã mời họ lên nói đôi lời với tư cách là đại diện cho thế hệ trẻ ngày hôm nay, tuy nhiên họ đã tỏ ra bị động khi đối diện với những bậc cha chú cùng thuyền, với những giảng viên trong nghành đang trực tiếp giảng dạy tại trường. Và những đại diện này đã không được thông báo về nội dung để chuẩn bị tinh thần hòa tấu cùng hội thảo. Rất tiếc vì họa sĩ Việt Nam nói chung chưa sẵn sàng cho cái tâm lý bình đẳng khi đối diện nhau bên ngoài tấm toan trắng.
Cái tệ là thông tin về cuộc Hội thảo Mỹ thuật trẻ vừa qua tuyệt nhiên đã không được phát tán tới các lực lượng họa sĩ trẻ - sinh viên Mỹ thuật nói trên.., lực lượng này là những “công dân ngoài luồng” - không thuộc bộ phận nào của Hội, nhưng điều nguy hiểm hơn là những công dân ngoài luồng nói trên sẽ tạo dựng đẳng cấp toàn cầu cho mỹ thuật Việt Nam trong tương lai không xa. Lại chính là họ.
Có mất mát gì đâu ? Mặt khác, nếu chúng ta thường xuyên nâng cấp và tu bổ thẩm mĩ trong sáng tạo nghệ thuật thì sẽ tránh được tình trạng tụt hậu, chỉ có vậy thôi. Mà vẫn không hiểu tại sao khi Hội thảo mỹ thuật trẻ kết thúc họ lại chứng nào tật nấy: Bước ra khỏi phòng thì ký tên rồi nhận phong bì.
Nhắc đến đây tôi mới cảm thấy bị nghẹn...Nếu được chứng kiến tình huống trên thì không hiểu các anh em nghệ sĩ trẻ của tôi sẽ nghĩ gì ?
Để chứng kiến được những khoảnh khắc - giá trị cao đẹp trong công việc lao động & sáng tạo nghệ thuật, mong các phía ban ngành có liên quan của đất nước ta hãy mạnh rạn ủng hộ & hỗ trợ cho mọi công việc thuộc lĩnh vực sáng tạo – phát triển nghệ thuật của thế hệ trẻ ngày hôm nay.
Hãy nhìn mà xem, những người được lựa chọn cho công việc lao động & sáng tạo nghệ thuật, bên cạnh một cuộc sống mưu sinh vất vả, họ còn phải giữ gìn & sáng tạo cái đẹp cho cuộc đời nhân loại.
Ở đời - tự do toàn phần hiển nhiên là khó, nhưng sẽ càng khó hơn nếu những kẻ sáng tạo bị kẹt trong khuôn khổ.
Ptung