PDA

View Full Version : Mấy Bác Nghĩ Sao Về điều Này


tamhungphuoc
20-06-2012, 09:26 AM
cái này sưu tầm được, quả là mất nhân tính các bác nhỉ

http://img181.imageshack.us/img181/3811/j1gh2.jpg
http://img510.imageshack.us/img510/5028/j2qn5.jpg
http://img510.imageshack.us/img510/6317/j3jb7.jpg
http://img181.imageshack.us/img181/2555/j4ck8.jpg
http://img510.imageshack.us/img510/3330/j5pc2.jpg
http://img510.imageshack.us/img510/707/j6kq0.jpg
http://img510.imageshack.us/img510/7594/j7mi7.jpg
http://img181.imageshack.us/img181/7787/j8ak5.jpg

:( :( :(

binhphu
20-06-2012, 09:26 AM
Có thể đó lầ một mô hình hay 1 động vật nào đó.

contact
20-06-2012, 09:26 AM
Ọe Ọe!!!!!!!!! KO bít có thật ko????? MÀ kinh tởm quá trời !!!!!!!!

dongkwangvina
20-06-2012, 09:26 AM
+Thật là dã man. Tôi đã từng gặp những linh hồn....Thứ mà con ngwoif sợ hãi nhất. VẬy mà sau đó tôi mới hiểu ra rằng chỉ có con người mới là những sinh vật khủng khiếp nhất trên thế gian này....

+Hitle ngày xưa ko bít đã giết bao người vô tội. TRôn sống...Hay cách tra tân Người VIệt của bọn mỹ....THật là khủng khiếp!!!

chenshan
20-06-2012, 09:26 AM
cái vụ này đã xảy ra tại một triển lãm uy tín là VENICE BIENALE 2005
post của ducarrt làm mình nhớ lại cái này, Post lại cho mọi ngwowif tham khảo
nguồn: www.talawas.org


Samuel Herzog
Ranh giới của thẩm mỹMai Chi dịch

Thời gian vừa qua người ta thường xuyên gặp các tác phẩm mỹ thuật đương đại gây tranh cãi, chúng nằm sát ranh giới của thẩm mỹ lành mạnh. Một ví dụ nổi tiếng gần đây là đóng góp của nghệ sĩ khái niệm người Genève mang tên Gianni Motti cho triển lãm Biennal Venice lần thứ 51. Anh cho trưng bày một miếng xà phòng được đặt trong một cái chụp thủy tinh, và tuyên bố rằng xà phòng được làm từ mỡ của thủ tướng Ý Silvio Berlusconi. Motti nói rằng anh nhận được mỡ từ một nhân viên của viện thẩm mỹ Tessiner, nơi quả thật cách đây không lâu Berlusconi đã tới để hút mỡ và phẫu thuật xoá các nếp nhăn, kết quả của các vụ tiệc tùng vui vẻ. „Sạch sẽ“, anh đặt tên cho tác phẩm của mình như vậy [1] , và bán nó với giá vài nghìn Euro tại hội chợ mỹ thuật Basel, rồi phủi tay sạch sẽ như không có gì xẩy ra.

Tất nhiên đây là một pha hấp dẫn, được dàn dựng công phu, đối với các phương tiện truyền thông. Một bữa tiệc khéo bầy biện, dành cho các tờ báo có quan tâm đặc biệt tới những chuyện giật gân của cuộc sống. Và tất nhiên chiến dịch „Bàn tay sạch“ này thực ra là một câu chuyện hỗn láo tuyệt vời. Nhưng nó cũng để lại một cảm giác khó tiêu. Xà phòng từ chất liệu con người - điều này bắt buộc người ta nhớ tới những phương pháp của phát-xít Đức. Đâu đó vang lên tiếng chuông báo động rằng ranh giới của đạo đức bị vi phạm, nhưng cuối cùng thì cái ranh mãnh cũng thắng thế, bởi câu chuyện này khó tin tới mức người ta cũng chả buồn bàn tới vấn đề đạo đức làm gì.

Những tác phẩm nghệ thuật gần như vượt quá mức chịu đựng thực ra là một đặc trưng của thập kỷ 60. Thời đó các nghệ sĩ lấy cơ thể mình và các chất lỏng của nó để làm vật liệu sáng tác. Họ cấy gai hoa hồng vào người (Gina Pane), tự bắn vào cánh tay (Chris Burden), để người khác bạt tai (Marina Abramovic), phẫu thuật thẩm mỹ triền miên (Orlan). Và nhiều người vẽ bằng máu, nước tiểu, mồ hôi hay tinh trùng.

Trong thập kỷ 90, nhóm các nghệ sĩ trẻ Anh quốc (Young British Artists) khôi phục lại những phương pháp sáng tác này. Chẳng hạn, nghệ sĩ Marc Quinn đã nổi tiếng qua những chân dung tự họa được thực hiện bằng máu đông lạnh của chính bản thân anh. Đồng thời các nghệ sĩ cũng bắt đầu thử nghiệm với cơ thể của các sinh vật khác. Damien Hirst xẻ đôi một con bò và ngâm nó trong dung dịch formaldehyde.

http://i168.photobucket.com/albums/u195/cube_012/awayfromtheflock.jpg

Tác phẩm „Away From the Flock“ (1994) với một con cừu ngâm trong formaldehyde của Damien Hirst (1965)
Tới năm 1999, Harald Szeemann giới thiệu một loạt các nghệ sĩ Trung Quốc trong khuôn khổ triển lãm Biennale Venice. Đi qua một loạt các phòng trưng bày của Venice, người ta rất nhanh thấy rằng với thước đo của phương Tây thì các nghệ sĩ Trung Quốc không có băn khoăn gì khi sử dụng cơ thể mình hay cơ thể người khác hay cơ thể súc vật. Có vẻ như ở Trung Quốc cơ thể người và súc vật gắn liền với những cấm kỵ khác với ở phương Tây.

Một số tác phẩm đã gây những cảm giác lẫn lộn ở Venice nay được trưng bày ở bảo tàng mỹ thuật Bern (Thụy Sĩ). Triển lãm mang tên Mahjong (Mạt chược) và giới thiệu bộ sưu tập của Uli Sigg về nghệ thuật đương đại Trung Quốc. „Ruan“, một tác phẩm trong số này, đang gây tranh cãi. Nghệ sĩ Xiao Yu cho một con chim có đầu giống như đầu người bơi trong dung dịch formaldehyde.

http://i168.photobucket.com/albums/u195/cube_012/ruan.jpg

Tác phẩm „Ruan“ (1999) của Xiao Yu
Với Adrien de Riedmatten, người phụ trách trang web „Bureau audiovisuel francophone“ (BAF) thì đây là một tác phẩm khủng khiếp. Theo ông thì không còn nghi ngờ gì nữa, „Ruan“ được làm bằng một con chim hải âu thật bị chặt đầu, ghép với đầu của một thai nhi hay hài nhi bị đẻ non. Vì vậy ông quyết định đem câu chuyện ra toà (xem Phụ lục).

„Không ai biết là liệu đó có phải là đầu người thật hay không“, Bernhard Fibicher nói với giới báo chí vào cuối tuần vừa rồi. Hôm qua chúng tôi không gặp được tác giả Xiao Yu. Đối với người phương Tây thì chắc chắn là ông, cũng như những nghệ sĩ Trung Quốc khác, ở trong một lĩnh vực nhạy cảm. Và có thể đã có lúc ông đi quá xa. Người ta đọc thấy trong ca-ta-lô rằng Xiao Yu đã khâu chuột sống lại với nhau, để rồi quay phim những vấn đề chúng gặp phải sau khi đột nhiên phải chung nhau một cơ thể.



http://i168.photobucket.com/albums/u195/cube_012/xiaoyu.jpg


Xiao Yu, tại Bắc Kinh ngày 09.8.2005
Người ta sẽ phải tìm hiểu liệu „Ruan“ có sử dụng một đầu trẻ sơ sinh thật sự hay không, và phải phân tích kết quả. Viện bảo tàng tuyên bố sẽ sẵn sàng cho một cuộc tranh luận. Nếu đó thực là đầu trẻ sơ sinh, giám đốc bảo tàng Matthias Frehner sẽ tổ chức một tọa đàm gồm các chuyên gia từ các lĩnh vực đạo đức học, nghệ thuật, y học, và thần học. Sau đó người ta sẽ quyết định là liệu sẽ không triển lãm tác phẩm này nữa, hay trưng bày nó trong một căn phòng cách ly.

Mục đích của vụ kiện của BAF là cái đầu của hài nhi, hiện đang bị lạm dụng cho mục đích nghệ thuật, phải được mai táng tử tế. Yêu cầu của BAF đem lại cho người ta những ý nghĩ kỳ quặc. Liệu một lễ mai táng tử tế, trong hoàn cảnh hiện nay, có hiện thực hay không? Tương tự như trường hợp này thì có lẽ người ta cũng phải yêu cầu Gianni Motti trả lại mỡ cho ông Silvio Berlusconi chăng?

Nguồn: Báo Neue Zürcher Zeitung, 09.08.2005 http://www.nzz.ch/2005/08/09/fe/articleD1G7A.html


*


Phụ lục

Thông cáo báo chí: Văn phòng nghe-nhìn Pháp ngữ kháng cáo Bảo tàng Nghệ thuật Berne (07.8.2005)

Hà Thị Mun dịch


Trước sự gớm ghiếc không biết gọi tên là gì mà ai ai cũng cảm thấy đối với cái “tác phẩm” của họa sĩ Trung Hoa Xiao Yu đang trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Berne trong khuôn khổ cuộc triển lãm mang tên Mạt chược, đó là một con hải âu bị chặt đầu và ghép vào đó là đầu một thai nhi (hay là một hài nhi đẻ non?) khá đẫy tháng, chắc là được đem từ Trung Quốc qua;

Trước chấn động tâm lý do nhìn thấy tác phẩm đó trong vô số khách thăm triển lãm, có cả các cháu học sinh, mà những người có trách nhiệm vẫn không hề có biện pháp phòng tránh cụ thể nào;

Trước những lời giải thích vô nghĩa do Ban giám đốc Bảo tàng đưa ra (Bà Ruth Gilgen, người phụ trách Bảo tàng Nghệ thuật Berne, trả lời như sau cho các câu hỏi của BAF liên quan đến tác phẩm quái vật đầu em bé đặt trên thân con hải âu cụt đầu, tác phẩm của “họa sĩ” Trung Hoa Xiao Yu: "Tác phẩm đó hoàn toàn ăn nhập với ý tưởng chung của cuộc triển lãm này", bà Gilgen giải thích, và có thừa nhận rằng một số tác phẩm trưng bầy có thể làm cho khách tham quan "rùng mình": "Đã có vài trường hợp, cũng có một lớp học sinh đến đây cùng với giáo viên của các cháu… một nửa lớp òa khóc và không chịu đựng nổi". Tuy vậy, ban giám đốc vẫn quyết định giữ lại các vật này, và chỉ đưa ra một biện pháp là khuyến cáo về ngân quỹ (một biện pháp chưa được đưa ra dự phòng từ trước). Theo bà Gilgen thì mục đích của cuộc triển lãm là nhằm làm cho công chúng bị choáng, nay không trưng bày nữa sẽ làm giảm hiệu quả đi. Bà Gilgen hết lòng khuyên mọi người đến coi triển lãm, để nhìn tận mắt “cái ấy” trong tổng thể, "và sẽ tiếp nhận tốt hơn");

Trước biểu hiện trách nhiệm kém cỏi của những người phụ trách Bảo tàng, những người có trách nhiệm của thành phố Berne, của tổng Berne và của Liên bang Thụy Sĩ, đã 1.) chẳng thấy rõ chuyện gì nghiêm trọng đã xảy ra, và 2.) chẳng thấy rõ ai là người phải chịu trách nhiệm;

Ban biên tập Văn phòng nghe-nhìn Pháp ngữ (Bureau audiovisuel francophone - BAF) quyết định đưa vấn đề ra trước pháp luật nhằm chấm dứt lối đạo đức giả này và yêu cầu đem chôn với nghi thức xứng đáng với cháu bé đã bị cắt đầu đem đặt lên thân thể một con hải âu viện cớ đó là nghệ thuật.

Ban biên tập BAF xin được nói rõ là chúng tôi không hề chống lại nghệ thuật, kể cả nghệ thuật đương đại, và không có ý định bàn cãi về thị hiếu và sở thích mầu sắc của mọi người – tổng biên tập BAF từng theo học lịch sử nghệ thuật tại đại học Lausanne – song BAF quan niệm rằng, nghệ thuật cũng như vô số hiện tượng xã hội hoặc nghề nghiệp, phải tuân thủ những quan điểm đạo đức nhất định.

Chúng tôi cho rằng nghệ thuật giúp con người được nâng cao lên, ngày càng hoàn thiện lên, ngày càng người hơn, chứ không phải là hạ con người xuống thấp hơn con vật. Và chúng tôi cũng nghĩ rằng, mọi con người, dù đang ở dạng thai nhi, đẻ non, dù là của Trung Hoa hay của ai khác, xác của họ có quyền được mọi người kính trọng.

BAF tuyệt đối dấn thân vào công cuộc phấn đấu cho tự do nghệ thuật, nhưng hoàn toàn tin rằng nghệ thuật không thể được phép vi phạm điều khoản luật lệ Liên bang về biểu hiện cái ác (điều 135 bộ luật CPS), về việc yên nghỉ của người chết (điều 262), về việc ngược đãi động vật, vân vân. Trước mắt, chúng tôi đòi gỡ bỏ ngay “tác phẩm” nói trên kia khỏi Bảo tàng. [2]

Chúng tôi yêu cầu mở cuộc điều tra về nguồn gốc thai nhi hoặc cháu bé đẻ non này [3] : liệu cháu đã chết trước khi bị cắt đầu, liệu có phải cháu đã bị giết để phục vụ cho việc sáng tác đó, liệu mẹ cháu có bị buộc phải phá thai hoặc đẻ non, điều bị Tổ chức Ân xã Quốc tế tố cáo là thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc, và làm cách nào họa sĩ có thể có trong tay cái đầu cháu bé đó, làm cách nào mà ông Uli Sigg, phó chủ tịch nhóm Ringier và cựu đại sứ Thụy Sĩ tại Trung Quốc, lại có thể vận chuyển cái đầu đó về được tới Thụy Sĩ, cơ thể con hải âu là từ đâu ra, có phải con chim này đã bị ngược đãi và giết nhằm thể hiện tác phẩm đó? Vân vân.

Sau hết, chúng tôi yêu cầu phải chôn cất tử tế cái đầu người đó. Với lòng tin vào Công lý nước nhà, chúng tôi tin rằng trong vụ tranh chấp này nền Công lý đó sẽ tìm ra giải pháp có lợi cho nghệ thuật và cho con người.

Kèm theo sẽ là văn bản khởi án.

Adrien de Riedmatten
Tổng biên tập

Nguồn: http://www.bafweb.com/2005/08/07/147#more-147

© 2005 talawas

[1]Berlusconi thường hay bị trí thức cánh hữu phương Tây chỉ trích là lũng đoạn quyền lực chính trị và kinh tế (người dịch).
[2]Bảo tàng Mỉ thuật Bern đã tạm bỏ tác phẩm “Ruan” của Xiao Yu khỏi triển lãm Mạt chược và cho biết sẽ có quyết định chính thức sau một hội thảo về vụ việc này (talawas).
[3]Tác phẩm “Ruan” vốn đã được trưng bày tại Venice Biennal lần thứ 49. Nghệ sĩ Xiao Yu đã tuyên bố trên báo chí rằng ông mua lại chiếc đầu thai nhi, một trong những mẫu ướp trong một triển lãm phục vụ giới nghiên cứu những năm 60, 70, của Bảo tàng Tự nhiên Bắc Kinh (talawas).

ctybachkhoa
20-06-2012, 09:26 AM
+Thật là ma quái!!!! KInh thế! Ko bít là nên phản ứng thế nào đây. Chỉ có thể nói là làm tác phẩm bằng đầu thật thì... NHưng vẫn có thể làm mô hình cơ mà!!!!!

+...............

jerry.chang
20-06-2012, 09:26 AM
với kỹ thuật ngày nay các mô hình được tạo ra rất giống với thực tế .! nếu ko tỉnh thì ta ko thể phân biệt được là thực hay giả .đó là những thành công lớn của thế giớ công nghệ ! . nhưng thế giới ngày nay dường như đang mất dần tính nhân bản , đạo đức như ko còn cần thiết với cuộc sống .
Riêng tui tui vẫn trung thành với câu nói của chính tui :
sống đẹp cũng là một nghệ thuật ,và nghệ thuật rất cần tính đạo đức .
kính thưa quý pà con cô bác ,quý nghệ sĩ old , nghệ sĩ mod, quý hội phụ nữ , hội phụ lão . xin hãy giữ gìn nghệ thuật của we trong tinh thần đạo đức.

surveys
20-06-2012, 09:26 AM
Hịc đọc xong bài gửi của CuBe mới thấy có những người vì nghệ thuật đến đâu.!!!!!!!!!!!

doolimbcf
20-06-2012, 09:26 AM
nhìn bức ảnh trên thì mún ọe lun á:mad: .kòn đọc mấy bài viết ở dưới thỳ thấy ghê we.nếu h0k fair là đầu trẻ sơ sjnh thật thì kòn đỡ :1 (9): kòn nếu mà là đầu trẻ sơ sinh thật thỳ sao lại có người dã man đến mức cắt đầu 1 em nào đó xấu số nhỉ.hjx d0c x0ng m0wjs thấy mjnhf vẫn kòn may mắn chán