b2b-vn
13-06-2012, 01:48 PM
Dự án “GRAFFITY TRONG TRƯỜNG NGHỆ THUẬT”
G.A.S. (Graffiti in Art School)
Nhân dịp Festival làng nghề Huế, lần thứ 2.
Chủ đề: “RỒNG”
Soạn thảo và điều hành: Phan Hải Bằng, giảng viên Khoa Đồ họa – Mỹ thuật ứng dụng, Trường Đại học Nghệ thuật Huế.
Thời gian: 4-8 tháng 6-2007
Địa điểm: Bức tường bằng tôn bao quanh công trường xây dựng Siêu thị Huế, ở giữa cầu Tràng tiền và Chợ Đông ba.
Đối tượng tham gia: sinh viên khoa Đồ họa- Mỹ thuật ứng dung và nhóm Họa sỹ G.A.S.
A- Mục đích và ý nghĩa:
Nhân dịp hội trại kỷ niệm 50 năm thành lập Trường Đại học nghệ thuật - !0 năm Khoa DH MTUD vào 18-19 tháng 4- 2007 vừa qua, G.A.S. đã có một cuộc ra mắt thật sự ấn tượng với hơn 100m2 Graffiti ngay trong khuôn viên cơ sở 2 của trường tại Tịnh tâm Huế.
Dịp này, chúng tôi mong muốn được thể hiện ở không gian mới với mục đích:
-góp phần làm đẹp và thay đổi cảnh quan đô thị, cụ thể với không gian ở công trường xây dựng này, sự ngổn ngang và thô kệch của công trình làm giảm đi sự cảm nhận của du khách cũng như người dân, về một thành phố du lịch có bề dày văn hóa, chúng tôi mong muốn thay đổi ấn tượng đó bằng một bức Graffiti kích thước lớn (~170m X 2,4m) với chủ đề ‘Rồng” như một sự khẳng định một trong những giá trị văn hóa của xứ Huế.(với kích thước này, tác phẩm graffiti này có thể được xem là lớn nhất từ trước tới nay ở Việt nam)
- góp phần nâng cao nhận thức của công chúng cũng như những người làm văn hóa về loại hình nghệ thuật phóng khoáng và mạnh mẽ này. Đã xuất hiện những hình thức graffiti tự phát ở một số nơi trong địa bàn thành phố Huế, như các bức tường ở đường Đoàn thị Điểm, Phan Đình Phùng…do tính tự phát nên các bức vẽ đó có tính thẩm mỹ không cao, quan trọng hơn là ý thức về tổng thể thẩm mỹ của một môi trường văn hóa không được xem xét thấu đáo.
Với dự án GA.S. các thành viên của chúng tôi, hầu hết là sinh viên Mỹ thuật, đam mê sáng tạo, ý thức về nghề nghiệp, công việc khá cao. Do đó, các bức vẽ của G.A.S. luôn mang tính thẩm mỹ cao do đã được gọt giũa qua quá trình phác thảo, đồng thời ý thức về môi trường cũng như cảnh quan đô thị khá tốt nên không có chuyện vẽ bậy ở các địa điểm khác trong thành phố.
Các thành viên G.A.S.sau khi hoàn thành dự án kỷ niệm 50 năm tại trường, đều được cấp giấy chứng nhận do chính Hiêu Phó Trường Đại học Nghệ thuật Huế ký. Điều này càng làm cho nhận thức về vai trò, lòng tự trọng nghề nghiệp của các thành viên được nâng cao đáng kể, đảm bảo cho tính nghệ thuật cũng như tính khả thi của các bức vẽ Graffiti sau này của G.A.S.
Đây cũng chính là điều làm cho Graffiti trở nên một loại hình nghệ thuật với các giá trị tự thân của nó, khác hẳn với những hình thức tương đồng khác nhưng không mang tính nghệ thuật.
Dịp này sẽ có rất nhiều công chúng yêu nghệ thuật, các nhân vật hoạt động văn hóa cũng như du khách…tham dự, chương trình graffity này sẽ để lại ấn tượng mạnh, tốt đẹp, cởi mở về không gian nghệ thuật của thành phố Huế, cũng như không gian văn hóa, du lịch nói chung.
Đây cũng chính là tiền đề thuận lợi cho các hoạt động nghệ thuật đương đại về sau này trong môi trường mỹ thuật của thành phố Huế nói chung.
B- Hình thức tổ chức:
Với mặt bằng hiện trạng là hai mặt tường bằng tôn, dọc theo đường Chương dương hướng ra bờ sông, và đường Trần Hưng Đạo hướng về phía chợ Đông ba (Sơ đồ và hình ảnh minh họa kèm theo), các thành viên của G.A.S. sẽ lên phác thảo theo nhóm với chủ đề “ RỒNG” đã nêu ra, với ý tưởng chủ đạo lấy từ hình tượng “lưỡng long chầu nguyệt” trong motif trang trí cung đình, hai mảng graffiti với hình tượng rồng sẽ gặp nhau tại góc vuông của tường, ngay chỗ đèn tín hiệu giao thông, nơi có một góc nhìn đẹp lý tưởng.
sau đó các nhóm sẽ liên kết phác thảo lại với nhau trước khi vẽ graffity lên tường theo phác thảo của chủ đề đã làm trước.
Cơ cấu tổ chức:
Tổ chức điều hành:
-Phan Hải Bằng – Điều hành chung.
-Nguyễn Thượng Hiển – phụ trách tài chính, thiết kế.
-Nguyễn Thành Trung – phụ trách nhóm tổng thể.
-Tôn Thất Uyên Luận – phụ trách nhóm 1
- Nguyễn sơn Tùng – phụ trách nhóm 2
- Trần Thanh Sơn – hỗ trợ thiết kế.
- Nguyễn Xuân Hiển – phụ trách kỹ thuật.
Số lượng thành viên của G.A.S. : 32 người.
Các thành viên khi tham gia làm việc sẽ được cấp đồng phục, cùng các trang thiết bị bảo hộ khác, nhằm phân biệt với các thành phần khác ngoài hiện trường. Ngoài ra khu vực làm việc cũng cần được sự đảm bảo an ninh trong suốt quá trình, và sau khi vẽ xong.
Một cuộc họp báo sẽ được tổ chức trước khi khai bút dự án “RỒNG” với khách mời là các cán bộ Văn hóa, Nghệ thuật, An ninh, Báo chí, Đài truyền hình, Truyền thanh…
Kết thúc, sẽ là một buổi khai trương trang trọng với sự tham dự của đại diện các quan chức Thành phố, Văn hóa, Hội văn học nghệ thuật, Trường Đại học Nghệ thuật…và các thành viên của G.A.S. Một giấy chứng nhận được chuẩn bị sẵn, sẽ được cấp cho các thành viên tham gia, các đơn vị tài trợ, tổ chức…
C- Kế hoạch tổ chức -Lịch trình triển khai:
Các nhóm sẽ thảo luận và làm việc theo nhóm, mỗi nhóm sẽ lên một phác thảo theo chủ đề trên với hình thức sáng tạo riêng của nhóm, sau đó sẽ tập hợp các phác thảo lại, nhóm phụ trách và người điều hành sẽ lên phương án kết nối các phác thảo thành một tổng thể thống nhất trước khi thể hiện.
Khi thể hiện tác phẩm, các nhóm 1,2,3, sẽ thể hiện các phác thảo của mình, sau đó nhómphụ trách và người điều hành sẽ kết nối, liên kết các điểm nối thành một tổng thể hoàn chỉnh.
Từ: 28-4-2007 đến 10-5-2007: các nhóm lên phác thảo sơ lược
Từ: 12 -5-2007 các nhóm bắt đầu thảo luận để kết nối lên phương án tổng thể.
Tiếp tục với phác thảo chi tiết đến 30-5-2007
Từ; 4-6-2007 đến 8-6-2007 thể hiện trên thực địa, kết thúc và làm lễ khai trương.
D- Kế hoạch kinh phí:
Kinh phí dự kiến:
Vật liệu: chi phí sơn cho 1m2 tường là 50. 000đ00
170m X 2m4 X 50. 000đ00 = 19. 400 000 đ 00
các phụ kiện và trang thiết bị cần thiết: bảo hộ, đồng phục…
32 người X 120 000 đ00 = 3. 840 000 đ 00
chi phí khác: họp báo, PR… 3. 000 000 đ 00
Tổng cộng: 26. 240 000 đ 00
(hai mươi sáu triệu hai trăm bốn mươi ngàn đồng chẵn)
dự kiến nguồn kinh phí từ Ban điều hành Festival, phòng văn hóa thành phố, hội Văn học nghệ thuật, các tổ chức, công ty cá nhân tài trợ...
G.A.S. (Graffiti in Art School)
Nhân dịp Festival làng nghề Huế, lần thứ 2.
Chủ đề: “RỒNG”
Soạn thảo và điều hành: Phan Hải Bằng, giảng viên Khoa Đồ họa – Mỹ thuật ứng dụng, Trường Đại học Nghệ thuật Huế.
Thời gian: 4-8 tháng 6-2007
Địa điểm: Bức tường bằng tôn bao quanh công trường xây dựng Siêu thị Huế, ở giữa cầu Tràng tiền và Chợ Đông ba.
Đối tượng tham gia: sinh viên khoa Đồ họa- Mỹ thuật ứng dung và nhóm Họa sỹ G.A.S.
A- Mục đích và ý nghĩa:
Nhân dịp hội trại kỷ niệm 50 năm thành lập Trường Đại học nghệ thuật - !0 năm Khoa DH MTUD vào 18-19 tháng 4- 2007 vừa qua, G.A.S. đã có một cuộc ra mắt thật sự ấn tượng với hơn 100m2 Graffiti ngay trong khuôn viên cơ sở 2 của trường tại Tịnh tâm Huế.
Dịp này, chúng tôi mong muốn được thể hiện ở không gian mới với mục đích:
-góp phần làm đẹp và thay đổi cảnh quan đô thị, cụ thể với không gian ở công trường xây dựng này, sự ngổn ngang và thô kệch của công trình làm giảm đi sự cảm nhận của du khách cũng như người dân, về một thành phố du lịch có bề dày văn hóa, chúng tôi mong muốn thay đổi ấn tượng đó bằng một bức Graffiti kích thước lớn (~170m X 2,4m) với chủ đề ‘Rồng” như một sự khẳng định một trong những giá trị văn hóa của xứ Huế.(với kích thước này, tác phẩm graffiti này có thể được xem là lớn nhất từ trước tới nay ở Việt nam)
- góp phần nâng cao nhận thức của công chúng cũng như những người làm văn hóa về loại hình nghệ thuật phóng khoáng và mạnh mẽ này. Đã xuất hiện những hình thức graffiti tự phát ở một số nơi trong địa bàn thành phố Huế, như các bức tường ở đường Đoàn thị Điểm, Phan Đình Phùng…do tính tự phát nên các bức vẽ đó có tính thẩm mỹ không cao, quan trọng hơn là ý thức về tổng thể thẩm mỹ của một môi trường văn hóa không được xem xét thấu đáo.
Với dự án GA.S. các thành viên của chúng tôi, hầu hết là sinh viên Mỹ thuật, đam mê sáng tạo, ý thức về nghề nghiệp, công việc khá cao. Do đó, các bức vẽ của G.A.S. luôn mang tính thẩm mỹ cao do đã được gọt giũa qua quá trình phác thảo, đồng thời ý thức về môi trường cũng như cảnh quan đô thị khá tốt nên không có chuyện vẽ bậy ở các địa điểm khác trong thành phố.
Các thành viên G.A.S.sau khi hoàn thành dự án kỷ niệm 50 năm tại trường, đều được cấp giấy chứng nhận do chính Hiêu Phó Trường Đại học Nghệ thuật Huế ký. Điều này càng làm cho nhận thức về vai trò, lòng tự trọng nghề nghiệp của các thành viên được nâng cao đáng kể, đảm bảo cho tính nghệ thuật cũng như tính khả thi của các bức vẽ Graffiti sau này của G.A.S.
Đây cũng chính là điều làm cho Graffiti trở nên một loại hình nghệ thuật với các giá trị tự thân của nó, khác hẳn với những hình thức tương đồng khác nhưng không mang tính nghệ thuật.
Dịp này sẽ có rất nhiều công chúng yêu nghệ thuật, các nhân vật hoạt động văn hóa cũng như du khách…tham dự, chương trình graffity này sẽ để lại ấn tượng mạnh, tốt đẹp, cởi mở về không gian nghệ thuật của thành phố Huế, cũng như không gian văn hóa, du lịch nói chung.
Đây cũng chính là tiền đề thuận lợi cho các hoạt động nghệ thuật đương đại về sau này trong môi trường mỹ thuật của thành phố Huế nói chung.
B- Hình thức tổ chức:
Với mặt bằng hiện trạng là hai mặt tường bằng tôn, dọc theo đường Chương dương hướng ra bờ sông, và đường Trần Hưng Đạo hướng về phía chợ Đông ba (Sơ đồ và hình ảnh minh họa kèm theo), các thành viên của G.A.S. sẽ lên phác thảo theo nhóm với chủ đề “ RỒNG” đã nêu ra, với ý tưởng chủ đạo lấy từ hình tượng “lưỡng long chầu nguyệt” trong motif trang trí cung đình, hai mảng graffiti với hình tượng rồng sẽ gặp nhau tại góc vuông của tường, ngay chỗ đèn tín hiệu giao thông, nơi có một góc nhìn đẹp lý tưởng.
sau đó các nhóm sẽ liên kết phác thảo lại với nhau trước khi vẽ graffity lên tường theo phác thảo của chủ đề đã làm trước.
Cơ cấu tổ chức:
Tổ chức điều hành:
-Phan Hải Bằng – Điều hành chung.
-Nguyễn Thượng Hiển – phụ trách tài chính, thiết kế.
-Nguyễn Thành Trung – phụ trách nhóm tổng thể.
-Tôn Thất Uyên Luận – phụ trách nhóm 1
- Nguyễn sơn Tùng – phụ trách nhóm 2
- Trần Thanh Sơn – hỗ trợ thiết kế.
- Nguyễn Xuân Hiển – phụ trách kỹ thuật.
Số lượng thành viên của G.A.S. : 32 người.
Các thành viên khi tham gia làm việc sẽ được cấp đồng phục, cùng các trang thiết bị bảo hộ khác, nhằm phân biệt với các thành phần khác ngoài hiện trường. Ngoài ra khu vực làm việc cũng cần được sự đảm bảo an ninh trong suốt quá trình, và sau khi vẽ xong.
Một cuộc họp báo sẽ được tổ chức trước khi khai bút dự án “RỒNG” với khách mời là các cán bộ Văn hóa, Nghệ thuật, An ninh, Báo chí, Đài truyền hình, Truyền thanh…
Kết thúc, sẽ là một buổi khai trương trang trọng với sự tham dự của đại diện các quan chức Thành phố, Văn hóa, Hội văn học nghệ thuật, Trường Đại học Nghệ thuật…và các thành viên của G.A.S. Một giấy chứng nhận được chuẩn bị sẵn, sẽ được cấp cho các thành viên tham gia, các đơn vị tài trợ, tổ chức…
C- Kế hoạch tổ chức -Lịch trình triển khai:
Các nhóm sẽ thảo luận và làm việc theo nhóm, mỗi nhóm sẽ lên một phác thảo theo chủ đề trên với hình thức sáng tạo riêng của nhóm, sau đó sẽ tập hợp các phác thảo lại, nhóm phụ trách và người điều hành sẽ lên phương án kết nối các phác thảo thành một tổng thể thống nhất trước khi thể hiện.
Khi thể hiện tác phẩm, các nhóm 1,2,3, sẽ thể hiện các phác thảo của mình, sau đó nhómphụ trách và người điều hành sẽ kết nối, liên kết các điểm nối thành một tổng thể hoàn chỉnh.
Từ: 28-4-2007 đến 10-5-2007: các nhóm lên phác thảo sơ lược
Từ: 12 -5-2007 các nhóm bắt đầu thảo luận để kết nối lên phương án tổng thể.
Tiếp tục với phác thảo chi tiết đến 30-5-2007
Từ; 4-6-2007 đến 8-6-2007 thể hiện trên thực địa, kết thúc và làm lễ khai trương.
D- Kế hoạch kinh phí:
Kinh phí dự kiến:
Vật liệu: chi phí sơn cho 1m2 tường là 50. 000đ00
170m X 2m4 X 50. 000đ00 = 19. 400 000 đ 00
các phụ kiện và trang thiết bị cần thiết: bảo hộ, đồng phục…
32 người X 120 000 đ00 = 3. 840 000 đ 00
chi phí khác: họp báo, PR… 3. 000 000 đ 00
Tổng cộng: 26. 240 000 đ 00
(hai mươi sáu triệu hai trăm bốn mươi ngàn đồng chẵn)
dự kiến nguồn kinh phí từ Ban điều hành Festival, phòng văn hóa thành phố, hội Văn học nghệ thuật, các tổ chức, công ty cá nhân tài trợ...