PDA

View Full Version : Exposure & Metering - Các kĩ thuật chụp ảnh số


hoang_loi33
03-07-2012, 04:02 PM
Lựa chọn chế độ đo sáng (Metering)
Trước khi bắt đầu tìm hiểu các chế độ đo sáng khác nhau, sẽ rất hữu ích nếu bạn hiểu máy ảnh do sáng như thế nào. Khi bạn nhấn nút shutter một nửa, máy ảnh kích hoạt bộ đo sáng ở bên trong, đọc giá trị sáng hiện tại máy ảnh nhận được và tính toán xem giá trị phơi sáng thích hợp là bao nhiêu. Nó thực hiện điều này bằng cách coi độ sáng của chủ đề nằm giữa thang độ xám. Số lượng chủ đề được sử dụng để tính toán được quyết định bởi chế độ đo sáng mà bạn lựa chọn. Tất cả các máy ảnh số dSLR đều có 2 kiểu là evaluative metering và center-weighted metering. Một số máy khác thêm vào chế độ spot-metering. Chúng ta sẽ tìm hiểu từng chế độ này để quyết định sử dụng tùy vào hoàn cảnh cụ thể.
Evaluative Metering
Evaluative metering (đối với Canon và Sigma) còn được gọi là Matrix metering bởi Nikon, honeycomb bởi Sony, ESP bởi Plympus hay segment bởi Pentax. Nhưng cho dù là tên gì đi nữa, Evaluative metering làm việc bằng cách chia hình ảnh thanh nhiều vùng khác nhau như hình 4.1
http://aycu07.webshots.com/image/25326/2000165535919033606_rs.jpg
Hình 4.1. Bộ đo sáng của máy ảnh làm việc bằng cách chia nhỏ viewfinder thành nhiều vùng và ước lượng giá trị sáng của các vùng này. Số lượng các vùng không cố định và được quyết định bởi loại máy ảnh của bạn.

Số lượng các vùng biến động rất lớn giữa các loại máy ảnh. Một máy của Sigma có thể chỉ sử dụng 14 vùng khác nhau trong khi có những máy của Nikon sử dụng đến 1005 vùng khác nhau.
Bộ đo sáng đọc giá trị ánh sáng giữa các vùng và tính giá trị trung bình nhằm đưa ra một giá trị phơi sáng (exposure) tốt nhất có thể giữ lại phần lớn thông tin hình ảnh trong khả năng thu nhận của bộ cảm biến (sensor). Đây là một lĩnh vực mà các máy ảnh dSLR thực sự vượt trội so với dòng máy ảnh bỏ túi. Các bộ cảm biến của máy dSLR lớn hơn nhiều, vì thế nó có khả năng ghi nhận khoảng giá trị sáng lớn hơn.
Center-weighted Metering
Center-weightedmetering hướng đến việc đo đạc ánh sáng tại vùng trung tâm của ảnh. Nó cho phép bạn có giá trị chính xác hơn đối với một vùng quan trọng trên ảnh và làm việc tốt khi mà ánh sáng của toàn bộ khung cảnh không thay đổi nhiều. Hình 4.2 thể hiện một ví dụ của cách đo sáng này.
http://aycu36.webshots.com/image/24235/2000158433532010014_rs.jpg
Hình 4.2. Trong chế độ center-weighted metering, máy ảnh sử dụng vùng trung tâm của viewfinder để quyết định độ phơi sáng

Một biến thể của center-weighted metering là center-weighted evaluative metering, trong đó toàn bộ ảnh đều được xử lý khi quyết định độ phơi sáng nhưng vùng trung tâm của tấm ảnh sẽ được coi trọng hơn khi tính toán giá trị này.
Spot Metering
Spot metering chỉ có mặt ở những máy ảnh tầm trung hoặc các máy ảnh chuyên nghiệp. Chế độ này đo sáng những vùng nhất định trên ảnh, thường chỉ chiếm khoảng 3% của toàn bộ khung hình để quyết định độ phơi sáng. Trên một số máy ảnh, điểm đo sáng được cố định ở chính giữa viewfinder nhưng trên một số máy ảnh khác (như của Canon), bạn có thể thiết lập để bộ đo sáng đọc giá trị này từ bất kì điểm nào được focus. Hình 4.3 và 4.4 thể hiện các ví dụ về chế độ này.
http://aycu01.webshots.com/image/25080/2000184373670886287_rs.jpg

Hình 4.3. Trong nhiều máy ảnh, chế độ spot-metering sử dụng một vùng nhỏ trên viewfinder để tính toán độ phơi sáng. Chế độ này làm việc tốt nhất khi các tình huống ánh sáng phức tạp.
http://aycu01.webshots.com/image/25080/2000175452593361798_rs.jpg
Hình 4.4. Một số máy ảnh cấp cao như Canon 1Ds Mark II có thể sử dụng bất kì điểm focus nào làm vùng đo sáng. Điểm focus sẽ được hiển thị lên viewfinder với màu đỏ.
Spot metering là lựa chọn tốt nhất khi một vùng xác định trên ảnh có tính quyết định với việc đo sáng. Một ví dụ của chế độ này là khi bạn chụp hình một ai đó trong điều kiện ánh sáng hậu cảnh quá tối hay quá sáng. Trong tình huống này, evaluative metering sẽ cho ra kết quả over-exposure hay under-exposure đối với chủ đề. Nếu máy ảnh của bạn không có chế độ spot-metering, bạn có thể sử dụng center-weighted metering thay thế.


Chọn độ phơi sáng (Exposure) phù hợp
Với những lựa chọn trên, làm thế nào bạn có thể chọn cái phù hợp nhất với mình? Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh khi bạn chụp. Chế độ evaluative thông thường là lựa chọn tốt nhất đối với phần lớn mọi tình huống. Mặc dù vậy, đôi khi bạn vẫn cần thay đổi độ phơi sáng mà máy ảnh khuyến cáo để có kết quả tốt hơn. Trong chương này, tôi sẽ bàn đến vẫn đề trong từng tình huống cụ thể, làm thế nào để có thể chọn ra độ phơi sáng thích hợp nhất, tránh những vấn đề đáng tiếc liên quan đến yếu tố này.
Độ phơi sáng được quyết định như thế nào
Như tôi đã nói ở phần trước, bộ đo sáng trong máy ảnh của bạn làm việc bằng cách đọc ánh sáng được phản chiếu vào bộ bộ cảm biến (sensor). Nó sử dụng thông tin này để tìm ra giới hạn sáng-tối có thể ghi nhận được. Khi bạn sử dụng evaluative metering, máy ảnh sẽ tính giá trị trung bình của các vùng. Hãy nhìn ví dụ trong hình 4.5.
http://aycu32.webshots.com/image/22591/2004606927843352700_rs.jpg
Hình 4.5. Ảnh này có đầy đủ 10 mức (stop) trong giới hạn đo sáng - giá trị gần như ở mức cao nhất mà các bộ cảm biến dSLR có thể ghi nhận

Giới hạn đo sáng được gọi là Exposure Value (EV). Một giá trị thấp sẽ cho ra kết quả là ảnh tối hơn. Khi khung cảnh được đánh giá, vùng tối nhất sẽ có giá trị là EV2 trong khi vùng sáng nhất sẽ có giá trị là EV12. Toàn bộ giới hạn này bao gồm 10 mức (stop). Trong ví dụ này, máy ảnh sẽ chọn độ phơi sáng có giá trị là EV7, giá trị nằm giữa EV2 và EV12.
Lưu ý:
Bạn có thể tăng chi tiết ghi nhận được bằng cách chụp ở chế độ raw. Mô tả chi tiết về chế độ này cũng như làm thế nào để tận dụng ưu điểm của nó sẽ được bàn đến trong một phần khác.
Nếu bộ cảm biến trong máy ảnh của bạn có khả năng quản lý 10 mức giá trị sáng khác nhau, mọi thứ đều tuyệt vời và bạn có một tấm ảnh với đầy đủ chi tiết từ sáng đến tối. Nhưng nếu bạn không thể thu lại đầy đủ giới hạn sáng trong khung hình của mình thì sao?
Trong trường hợp này, bạn sẽ muốn độ phơi sáng được tập trung vào những chi tiết quan trọng trên tấm hình. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn chụp chi tiết của những bộ quần áo tối màu, chi tiết trong bóng râm, bạn sẽ cần tăng độ phơi sáng lên. Nếu những đám mây, tuyết hay những vùng trắng là những yếu tố quan trọng trong tấm ảnh của bạn, bạn cần độ phơi sáng thấp trong đó nhưng vùng tối sẽ bị mất bớt đi chi tiết.
Máy ảnh số nhạy cảm với những vùng sáng hơn là những vùng tối. Vì vậy phương pháp bình thường đối với độ phơi sáng là để bộ đo sáng đo phần sáng nhất của chủ đề bạn muốn lấy chi tiết. Bạn sẽ dễ dàng phục hồi lại các vùng tối hơn là các vùng sáng với Photoshop CS2 hay Photoshop Elements.
Sử dụng Exposure Compensation
Tất cả các máy ảnh dSLR đều cho phép bạn điều chỉnh giá trị phơi sáng khuyến cáo thông qua một tính năng gọi là exposure compensation. Phụ thuộc vào máy ảnh của bạn, giá trị này có thể thay đổi mỗi 1/2 hay 1/3 stop. Sự bù sáng này làm việc bằng cách thay đổi giá trị phơi sáng khuyến cáo nhiều hay ít hơn trong một tình huống cụ thể. Như trong ví dụ sau, hình 4.6 được chụp với giá trị phơi sáng mà bộ đo sáng khuyến cáo
http://aycu11.webshots.com/image/26370/2004676847583730527_rs.jpg

Hình 4.6. Thỉnh thoảng, giá trị phơi sáng khuyến cáo không phải là lựa chọn tốt nhất. Ở tấm hình này, các vùng sáng bị over-exposure.

Thủ thuật
Mỗi khi bạn chụp trong tình huống ánh sáng không ổn định hoặc phức tạp, tôi khuyên bạn nên chụp thử một ảnh để xem trước khi chụp loạt ảnh tiếp theo. Việc này cho phép bạn có thể điều chỉnh ngay lập tức nhằm tránh khả năng phải bỏ đi những tấm hình.
Những vùng sáng nhìn trông sáng hơn là tôi muốn. Vì vậy tôi chụp lại với độ bù sáng là -2/3 nhằm giảm đi lượng ánh sáng trong quá trình phơi sáng. Điều này tương tự như thay đổi khẩu độ hay tốc độ chập nhưng kết quả mang lại sẽ tốt hơn những lựa chọn này. Sau khi điều chiển độ phơi sáng giảm đi 2/3, tôi có được tấm hình như ở hình 4.7. Các vùng sáng trông rõ ràng hơn và nó giống với tấm hình mà tôi nghĩ trong đầu trước khi chụp hơn.
http://aycu31.webshots.com/image/25670/2004686192295183307_rs.jpg
Hình 4.7. Bằng cách sử dụng exposure compensation, tôi đã giảm độ phơi sáng một giá trị là 2/3 stop. Điều này mang lại chi tiết rõ ràng hơn cho tấm ảnh.

Làm sao bạn có thể biết khi nào exposure compensation là một lựa chọn khôn ngoan? Xét cho cùng, nếu bạn đợi đến khi về nhà, xem lại ảnh trên máy tính thì bạn sẽ có thể phải quay trở lại chụp những tấm hình đó 1 lần nữa khi thấy những điều kì cục trên tấm ảnh của mình. Đây là lúc mà màn hình LCD với biểu đồ (histogram) có thể cho bạn phản hồi ngay lập tức với tấm ảnh của mình.
Trong hình 4.8, bạn có thể thấy histogram với ví dụ overexposure ở hình 4.6. Những chi tiết trong các vùng sáng sẽ được đặt ở bên phải của histogram chỉ ra rằng bạn có vấn đề với overexposure.
http://aycu32.webshots.com/image/25591/2004696945528585507_rs.jpg

Hình 4.8. Đây là histogram với độ phơi sáng khuyến cáo. Bạn có thể thấy rằng những vùng sáng được đặt ở bên phải của histogram, chỉ ra rằng bạn sẽ bị mất chi tiết ở những vùng này.

Sau khi bù sáng với giá trị là -2/3 stop, histogram được chuyển sang trái, cho phép tôi ghi nhận được nhiều chi tiết của các vùng sáng hơn, điều mà tôi đã cố gằng làm trước khi chụp (hình 4.9)
http://aycu11.webshots.com/image/23930/2004675828539360970_rs.jpg

Hình 4.9. Sau khi thực hiện exposure compensation, tất cả dữ liệu đều nằm trong giới hạn của histogram.

Nếu bạn phải đối diện với hình huống ánh sáng thay đổi nhanh chóng, bạn có thể sử dụng exposure bracketing. Trên phần lớn các máy ảnh, exposure bracketing sẽ chụp 3 ảnh: một ảnh với độ phơi sáng được giảm bớt, một ảnh với độ phơi sáng chuẩn và ảnh còn lại với độ phơi sáng tăng lên so với độ phơi sáng được máy ảnh tính toán ra. Bạn có thể thiết lập giá trị thay đổi với độ phơi sáng nhưng thông thường tôi chỉ sử dụng các mức tăng giảm là 1/2 stop để đảm bảo rằng những tấm ảnh sẽ có mức phơi sáng chính xác. Việc làm thế nào sử dụng chức năng này bạn có thể xem thêm trong sách hướng dẫn sử dụng máy ảnh của mình. Các hình 4.10a, 4.10b và 4.10c hiển thị 3 ảnh được chụp sử dụng tính năng này.
http://aycu32.webshots.com/image/25591/2004628688194020141_rs.jpg

Hình 4.10a. Với exposure bracketing bạn sẽ chụp được 3 hay nhiều ảnh. Đây là mức phơi sáng đầu tiên, nhỏ hơn mức phơi sáng được khuyến cáo 1/2 stop

http://aycu05.webshots.com/image/21844/2003277448684396803_rs.jpg

Hình 4.10b. Mức phơi sáng thức hai trong bộ ảnh là mức phơi sáng được khuyến cáo

http://aycu35.webshots.com/image/23874/2003250192997930074_rs.jpg
Hình 4.10c. Mức phơi sáng cuối cùng này lớn hơn mức phơi sáng được khuyến cáo 1/2 stop.
Chụp các chủ đề tối
Bởi vì bộ đo sáng trong máy ảnh được thiết lập để lưu lại mọi thứ dựa trên mức sáng trung bình (18% trên thang độ xám), các chủ đề tối đôi khi sẽ trở nên sáng quá khi bạn thử tăng mức sáng trung bình này lên. Để khắc phục điều này, bạn có thể sử dụng exposure compensation, sử dụng chế độ đo sáng spot metering (nếu máy bạn hỗ trợ) hay đo sáng vào vùng có độ sáng lớn hơn.
Phần lớn các máy ảnh đều có khả năng lưu (khóa) lại thông tin về độ phơi sáng và cho bạn phối cảnh lại lại trước khi chụp. Điều này thông thường được thực hiện ở chế độ chụp 1 ảnh một (Single Shot Focus) bằng cách focus vào chủ đề, giữ nguyên nút chụp ở vị trí 1/2 trong khi bạn phối cảnh lại. Lựa chọn khác nếu máy ảnh của bạn có nút khóa exposure, bạn có thể sử dụng nó. Giá trị ghi nhận được sẽ được giữ cho đến khi ảnh được chụp. Vì thế bạn cso thể thay đổi tiêu cự, focus hay phối cảnh lại tấm hình. Khi nút chụp được nhấn và ảnh đã được lưu lại, việc khóa giá trị phơi sáng sẽ bị chấm dứt và bạn sẵn sàng để chụp tấm hình kế tiếp.
Đối với những ảnh có một lượng lớn các vùng tối, điều chỉnh độ phơi sáng có thể lên đến giá trị tương đương 2 khẩu độ (f-stop). Ví dụ trong hình 4.11, tôi chụp khung cảnh ở giá trị phơi sáng đo được.
http://aycu34.webshots.com/image/24353/2004665127619827460_rs.jpg

Hình 4.11. Các ảnh tối có thể bị overexposure bởi bộ đo sáng giống như ví dụ bên dưới
Như bạn thấy, các vùng màu đen có thang độ xám lớn hơn do bộ đo sáng óố gắng đưa những vùng này về gần điểm đo sáng trung bình. Trong hình 4.12, tôi sử dụng độ bù sáng là -1 2/3 (-1.67) stop để những vùng này tôi tối hơn như ảnh gốc
http://aycu13.webshots.com/image/24252/2004697533824005369_rs.jpg
Hình 4.12. Để những vùng màu đen giữ màu nhưng chúng vốn có, tôi sử dụng độ bù sáng là -1 2/3 stop.
Chụp các chủ đề sáng
Trừ khi bạn là một fan của tuyết có màu xám hay những hình ảnh bị mất màu trắng, thông thường việc chụp các chủ đề sáng cũng yêu cầu phải điều chỉnh độ phơi sáng. Giống như chụp các chủ đề tối, khi bộ đo sáng đánh giá ánh sáng của khung cảnh (một vùng tuyết trắng chẳng hạn), nó sẽ cố gắng thể hiện khung cảnh toàn tuyết trắng ở mức sáng trung bình. Đó là nguyên nhân bức ảnh của bạn trông có vẻ xám đi (hoặc nhìn trông hơi xanh xanh)
Trong hình 4.13, tôi chụp ở mức phơi sáng được khuyến cáo. Như bạn thấy, các vùng trắng trông không sáng như nó vốn có.
http://aycu34.webshots.com/image/24353/2004697814822004376_rs.jpg
Hình 4.13. Các khung cảnh sáng cũng có những vẫn đề như các khung cảnh tối. Bộ đo sáng cố gắng để chủ đề chính nằm ở mức sáng trung bình, làm cho những vùng trắng trông bị xám đi.
Bằng cách sử dụng exposure compensation và chụp tấm hình ở mức bù sáng là +2 stop, lớp tuyết trông sáng trở lại trong khi vẫn giữ được nguyên chi tiết.
http://aycu20.webshots.com/image/23459/2004637318349414248_rs.jpg
Hình 4.14. Bằng cách +2 stop vào độ phơi sáng, các vùng trắng sẽ trở lại như chúng vốn có.
Chụp ảnh với nguồn sáng ở phía sau
Những khung cảnh có nguồn sáng phía sau là những tình huống khó khăn nhất để bộ đo sáng thực hiện chính xác công việc. Thông thường bạn sẽ có một nguồn rất sáng, như mặc trời, đến mức làm tràn ngập bộ đo sáng. Để khắc phục, bộ đo sáng cố gắng đưa những vùng sáng nhất về trong giới hạn thông thường. Điều này sẽ làm cho bạn chỉ nhìn thấy cái bóng đen của người hay của các chủ đề khác.
Thủ thuật
Giải pháp tốt nhất với nguồn sáng ở phía sau là sử dụng đèn flash để giúp chiếu sáng chủ đề.
Trong tình huống này, sử dụng center-weighted hay spot metering là lựa chọn tốt nhất vì bạn sẽ luôn luôn đo sáng chủ đề và loại bỏ phần nền sáng. Hình 4.15 thể hiện một tấm hình được chụp ở mức độ phơi sáng tính ra trong chế độ evaluative metering.
http://aycu16.webshots.com/image/24215/2003294682883812361_rs.jpg
Hình 4.15. Trong tình huống hậu cảnh quá sáng, bộ đo sáng sẽ bị tràn ngập bởi ánh sáng của hậu cảnh và làm cho chủ đề chính bị under-exposure.
Bằng cách chuyển sang chế độ spot metering, tôi ó thể thay đổi đâu là nguồn sáng chính và kết quả là tấm ảnh như trong hình 4.16. Độ phơi sáng bị thay đổi đi 3 stop. Mặc dù tôi bị mất chi tiết ở những vùng sáng nhưng tôi lại có thể nhìn rõ chủ đề trong tấm ảnh là gì.
http://aycu37.webshots.com/image/25636/2003217079960998140_rs.jpg
Hình 4.16. Bằng cách chuyển sang spot metering, tôi có được độ phơi sáng tốt hơn, cho phép tôi ghi lại chi tiết về chủ đề mặc dù bị mất đi chi tiết ở hậu cảnh.
Khi bạn không thể chuyển sang chế độ đo sáng khác vì một vài lý do nào đó thì đó là thời điểm cho bạn sáng tạo bằng cách sử dụng một kĩ thuật khác. Bạn hãy đo sáng bầu trời mà không có mặt trời trong khung hình (tôi giả sử bạn đang chụp với nguồn sáng phía sau là mặt trời) hoặc đo sáng vào mặt đất. Ngoài ra bạn cũng có thể di chuyển đến gần chủ đề để chủ đề chiếm trọn khung hình, sau đó nhấn 1/2 nút chụp để bộ đo sáng hoạt động. Nếu máy ảnh của bạn có nút khóa exposure, khóa giá trị bạn đo được rồi di chuyển để phối lại lại tấm hình bạn muốn chụp (tất nhiên, nếu không có nút khóa này, bạn sẽ phải giữ nguyên nút chụp ở vị trí 1/2 trong khi di chuyển và phối cảnh).


Các kĩ thuật sáng tạo
Chiếc máy ảnh dSLR của bạn nói chung sẽ có rất nhiều chế độ chụp được thiết kế để bạn có thể dễ dàng chụp những đối tượng khác nhau với các thiết lập tối ưu. Tuy nhiên các thiết lập này không phải luôn luôn đưa ra được những tấm ảnh hấp dẫn. Trong phần này tôi sẽ liệt kê một số chế độ khác nhau và giải thích tại sao bạn phải thay đổi những thiết lập này. Trong quá trình đó, bạn sẽ học hỏi nhiều hơn về lựa chọn độ phơi sáng, qua đó cho phép bạn đỡ bị lệ thuộc vào các chế độ này và tiến tới trình độ cao hơn trong lĩnh vực nhiếp ảnh.
Ảnh chân dung
Đã là hiển nhiên, chế độ chụp ảnh chân dung (Portrait mode) đưa ra cho bạn DOF (Depth Of Field) nhỏ nhất nhằm làm mờ hậu cảnh như trong hình 4.17. Phụ thuộc vào kiểu chân dung bạn muốn chụp mà hậu cảnh bị làm mờ có thể chỉ ở mặt mà bạn muốn.
http://aycu33.webshots.com/image/23512/2003201747066069958_rs.jpg
Hình 4.17. Ảnh thông thường chụp với chế độ Portrait sẽ có DOF nhỏ
Việc chụp ảnh chân dung ở ngoài ngày càng trở nên phổ biến khi mà chủ đề được thể hiện như là một thành phần của khung hình. Trong ví dụ này, bạn cần DOF lớn hơn để hiển thị khung cảnh xung quanh quanh chủ đề. Với kiểu ảnh chân dung này, bạn cần chuyển qua chế độ Aperture Priority (Av). Trong hình 4.18, bạn có thể thấy kết quả của việc chụp trong chế độ Av với một ống kính tele ở khẩu độ f/8
http://aycu16.webshots.com/image/24215/2003261760011608074_rs.jpg
Hình 4.18. Khi bạn muốn thêm vào một số vùng xung quanh ảnh, chuyển từ chế độ Portrait sang Av.
Chủ đề và các vùng xung quanh sẽ được lấy nét còn hậu cảnh phía xa sẽ vẫn bị mờ. Kết quả là bạn sẽ có một tấm hình tốt hơn đối với cả chủ đề và hậu cảnh.
Ảnh phong cảnh
Chế độ này ngược lại với chế độ Portrait, nó sử dụng DOF lớn nhất có thể trong khi vẫn giữ tốc độ chập ở mức cao đủ để bạn có thể cầm máy trên tay. Trong các tình huống thiếu sáng (thường là thời điểm tốt nhất để chụp ảnh phong cảnh) như lúc mặt trời mọc hay mặt trời lặn thì điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có DOF nhỏ hơn giá trị bạn muốn khi chụp ảnh phong cảnh. Những lúc như thế này, chế độ Av là giải pháp.
Lưu ý
Bạn sẽ có kết quả tốt hơn nếu sử dụng tripod khi có thể. Có một nguyên tắc thông dụng trong nhiếp ảnh là bạn không nên sử dụng tay cầm máy ảnh bất cứ khi nào độ phơi sáng dài hơn chiều dài tiêu cự của ống kính. Nói một cách khác, nếu bạn đang sử dụng ống kính 50mm, bạn không nên cầm máy trên tay để chpj nếu tốc độ chập nhỏ hơn 1/60 giây.
Như một ví dụ, ảnh hiển thị trong hình 4.19 sẽ gần như là không thể nếu chụp trong chế độ Landscape. Vì vậy tôi sử dụng Av cùng với một tripod, tốc độ chập là 1/4 giây.
http://aycu17.webshots.com/image/25976/2003215317821288177_rs.jpg
Hình 4.19. Trong tình huống thiếu sáng, chế độ Landscape nói chung sẽ không làm việc. Trong tình huống này, tôi sử dụng Av cùng với một tripod để có thời gian phơi sáng lâu hơn.

Chụp ảnh vào buổi tối
Một trong những điểm mạnh của máy ảnh dSLR là bạn có thể sử dụng tốc độ chập lớn hơn là máy ảnh cá nhân. Mặc dù nhiều máy ảnh dSLR có cả chế độ chụp tối (Night mode) nhưng nó thường sử dụng thời gian phơi sáng không lâu (vẫn đủ lâu để bạn phải sử dụng tripod), hiếm khi nhiều hơn 1 giây. Bằng cách chuyển sang chế độ Manual, bạn có thể sử dụng thiết lập Bulb. Bulb có nghĩa là màn chập sẽ mở cho đến khi nút chụp được nhấn. Phần lớn máy ảnh có một đoạn dây cáp hoặc một bộ điều khiển từ xa để sử dụng cho mục đích này. Bạn có thể chụp một tấm ảnh với với gian bằng thời gian hoạt động của nguồn điện. Hình 4.20 hiển thị thời gian phơi sáng là 16 phút, sử dụng để chụp ảnh những vệt sao. Bằng cách ngắm máy ảnh lên phía bắc và để màn chập mở trong một thời gian dài, bạn có thể chụp được sự chuyển động của những ngôi sao trên bầu trời.
http://aycu37.webshots.com/image/25436/2003282004854575494_rs.jpg
Hình 4.20. Các vệt sao cần thời gian chụp lâu hơn là chế độ Night có thể làm. Trong tình huống này, bạn cần chuyển sang chế độ Manual và sử dụng cáp điều khiển để có thể chụp với thời gian phơi sáng là 1 giờ hoặc lâu hơn.
Đối với những tấp ảnh chụp đêm từ trái đất như những tấm ảnh pháo hoa, một lần nữa chế độ bulb lại là một lựa chọn chính xác. Như ví dụ ở hình 4.21 và 4.22, tôi sử dụng thời gian phơi sáng ở mức 6 giây và 8 giây ở khẩu độ f/22 để lưu lại những chùm pháo hoa cùng với vệt sáng của nó.
http://aycu26.webshots.com/image/25905/2003225710256354367_rs.jpg
Hình 4.21. Thời gian phơi sáng 6 giây cho phép lưu lại nhiều chùm pháo hoa
http://aycu19.webshots.com/image/24498/2003246707565811426_rs.jpg
Hình 4.22. Hãy đừng sợ khi chụp thử. Ở đây tôi sử dụng thời gian phơi sáng là 8 giây để có nhiều chùm pháo hoa với những vệt sáng dài hơn.
Chụp ảnh ở chế độ Macro và Close-up
Ở hai chế độ này, thông thường cái bạn muốn là DOF lớn nhất có thể. Do khoảng cách chụp là rất nhỏ, thậm chí với khẩu độ f/16 cũng không cho bạn thêm nhiều DOF. Nhưng cũng như các ví dụ trên, bạn không cần phải sử dụng những thiết lập mặc định này. Đôi lúc bạn cần một cái gì đó mang tính thẩm mĩ cao hơn. Hình 4.23 hiển thị hình ảnh mà chế độ macro mang lại ở giá trị khẩu độ là f/16.
http://aycu39.webshots.com/image/23118/2003269087463157300_rs.jpg
Hình 4.23. Chế độ chụp macro thông thường với DOF tối đa
Trong ví dụ tiếp theo, hình 4.24, tôi sử dụng khẩu độ lớn hơn để giảm DOF. Bằng cáh thay đổi khẩu độ lên f/8, chỉ phần cuối của nhị hoa được lấy focus, do vậy hậu cảnh trông sẽ mềm mại hơn.
http://aycu15.webshots.com/image/23334/2003280184254332363_rs.jpg
Hình 4.24. Bằng việc chuyển sang chế độ Av, tôi giảm DOF để tấm ảnh nhìn có tính thẩm mĩ cao hơn

Chụp ảnh thể thao
Sau tất cả những ví dụ trên, bạn có lẽ phân vân tại sao máy ảnh của bạn lại có chế độ ưu tiên tốc độ chập (Shutter Priority hay Time Priority - Tv). Khi bạn chụp trong chế độ Tv (đôi khi còn gọi là Sports mode), bạn có thể tối ưu để có tốc độ chập nhanh hơn nhằm làm "đóng băng" các chuyển động như trong hình 4.25.
http://aycu22.webshots.com/image/23341/2003227592956502886_rs.jpg
Ảnh chụp bởi Laurence Chen

Hình 4.25. Chế độ Tv tối ưu tốc độ chập nhằm làm "đóng băng" chuyển động.
Nhưng những tấm ảnh tĩnh khi mà tất cả các chuyển động đều như ngưng lại không phải luôn luôn là lựa chọn tốt nhất. Bằng cách chuyển sang chế độ Tv và chọn tốc độ chụp chậm, bạn có thể thu lại sự chuyển động của khung cảnh, cho bạn cảm giác thực giống như hình 4.26.
http://aycu22.webshots.com/image/23341/2003275265366533140_rs.jpg
Hình 4.26. Chuyển sang chế độ Tv và chọn thời gian phơi sáng thấp cho phép bạn thu lại sự chuyển động trong những tấm ảnh thể thao.