kwongsoon
13-06-2012, 02:58 PM
Dự án “GRAFFITI TRONG TRƯỜNG NGHỆ THUẬT”
G.A.S. (Graffiti in Art School)
Chủ đề: “môi trường”
Them: “environment”
Đơn vị tổ chức: Chi Hội Bảo tồn thiên nhiên TT Huế , Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi và Đoàn Dân chính Đảng TT Huế.
Chủ đề : Truyền thông, tuyên truyền hạn chế việc mua bán, tiêu thụ, ăn thịt thú rừng tại Thừa Thiên Huế.
Soạn thảo và điều hành:Ban Điều hành G.A.S.phối kết hợp cùng BTC chương trình truyền thông, tuyên truyền hạn chế việc mua bán, tiêu thụ, ăn thịt thú rừng tại Thừa Thiên Huế.
Thời gian: 7h 30 ngày 05 tháng 08 năm 2008
Địa điểm: Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi TT-Huế
Đối tượng tham gia: nhóm Họa sỹ G.A.S. các họa sĩ được mời từ Sài Gòn , Hà Nội và các họa sĩ khác….
A- Mục đích và ý nghĩa:
Hiện nay, tình trạng săn bắt, tiêu thụ, ăn thịt thú rừng đang diễn ra rất nghiệm trọng, mức độ ảnh hưởng tăng dần. Đây là một trong những vấn đề mà lãnh đạo tỉnh và những tổ chức, cơ quan đơn vị liên quan luôn quan tâm giải quyết, ngăn chặn những hành vi này, tránh ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội tỉnh nhà. Trước tình hình đó Chi Hội Bảo tồn thiên nhiên, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi và Đoàn Dân chính Đảng tổ chức hoạt động truyền thông, tuyên truyền hạn chế việc mua bán, tiêu thụ, ăn thịt thú rừng tại Thừa Thiên Huế.
Với tình hình trên chúng tôi mong muốn kết hợp với nhóm họa sĩ G.A.S và các họa sĩ được mời từ thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội thực hiện các tác phẩm Graffiti hướng đến các mục đích sau:
Giới thiệu khái quát hiện trạng tài nguyên động vật rừng của tỉnh TT-Huế và khu vực miền Trung. Vai trò, vị trí và giá trị của các loài thú rừng trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
Nêu được hậu quả của việc săn bắt, mua bán, tiêu thụ thịt rừng.
Hướng khắc phục, ngăn chặn.
Góp phần làm đẹp và thay đổi sự cảm nhận của du khách cũng như người dân, về một thành phố du lịch có bề dày văn hóa
Góp phần tôn vinh các giá trị nhân văn, văn hoá đặc thù của chủ đề bằng một hình thức nghệ thuật tổng hợp mang hơi thở tinh thần đương đại. Qua đó nhằm nối kết các loại hình nghệ thuật, các họa sỹ thuộc nhiều thành phố khác nhau ở tại Huế, tạo nên một sức mạnh mới, cùng chung nhau góp phần xây dựng sự thành công của hoạt động truyền thông, tuyên truyền hạn chế việc mua bán, tiêu thụ, ăn thịt thú rừng tại Thừa Thiên Huế..
Góp phần khẳng định giá trị biểu hiện nghệ thuật của loại hình Graffiti, cũng như tính thích nghi, hoà nhập với các loại hình nghệ thuật khác của nó, góp phần khẳng định một phong cách riêng biệt cho Graffiti , cũng như diện mạo các hoạt động mỹ thuật phục vụ mục đích truyền thông ,tuyên truyền .
Dịp này sẽ có rất nhiều công chúng yêu nghệ thuật, các nhân vật hoạt động văn hóa cũng như du khách…tham dự, chương trình nghệ thuật này sẽ để lại ấn tượng mạnh, tốt đẹp, cởi mở về không gian nghệ thuật của hoạt động lần này , cũng như các hoạt động lâu dài về sau.
Đây cũng chính là tiền đề thuận lợi cho các hoạt động nghệ thuật đương đại về sau này trong môi trường mỹ thuật kết hợp với các chiến dịch tuyên truyền, cổ động, truyền thông, của thành phố Huế trong tương lai.
Với các kết quả mong đợi sau sẽ góp phần tăng thêm ý nghĩa cho các hoạt động của chương trình.
Hoạt động truyền thông thật sự là một sân chơi, lành mạnh bổ ích cho học sinh, sinh viên, thanh niên.
Các bạn Thanh thiếu nhi tham gia sẽ nhận thức đúng đắn trong việc bảo vệ thú rừng, bảo về nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh nhà.
Thông qua hoạt động, lực lượng Thanh thiếu nhi sẽ có những hành động tích cực trong việc ngăn chặn việc săn bắt, mua bán, tiêu thụ thịt thú rừng.
B- Hình thức tổ chức:
Với mặt bằng hiện trạng là không gian thoáng rộng ngay tại trung tâm các nhóm làm việc sẽ bố trí các tấm pa nô cách nhau 5m ngay tại sân đa năng, khu vực phía phải nhà hành chính của TT HĐTTN .
Sau đó các nhóm sẽ thực hiện các tác phẩm vẽ graffiti lên pa nô sau khi đã được BTC đã thông qua các phác thảo cơ bản của chủ đề .
Cơ cấu tổ chức:
Tổ chức điều hành:
Phan Hải Bằng – Điều hành chung.
Đinh Khắc Thịnh – Điều hành chung
Nguyễn Thượng Hiển – phụ trách tài chính, đối ngoại
Nguyễn Thành Trung – phụ trách nhóm tổng thể.
Tôn Thất Uyên Luận – phụ trách nhóm 1
Nguyễn sơn Tùng – phụ trách nhóm 2
Trần Thanh Sơn – hỗ trợ thiết kế.
Nguyễn Xuân Hiển – phụ trách kỹ thuật.
Lê Thị Kiều Trang – Phát ngôn viên , hậu cần.
Số lượng thành viên của G.A.S. : 20 người.
Khách mời : Hà Nội : 5 họa sĩ
Tp HC Minh : 5 họa sĩ
* Đối với khách mời:
Đề nghị BTC bố trí 2 phòng cho 10 khách mời từ TP HCM và Hà Nội trong 3 ngày .
Các thành viên khi tham gia làm việc sẽ được cấp đồng phục,thẻ đeo cùng các trang thiết bị bảo hộ khác, nhằm phân biệt với các thành phần khác ngoài hiện trường. Ngoài ra khu vực làm việc cũng cần được sự đảm bảo an ninh trong suốt quá trình vẽ, và sau khi vẽ xong.
Một cuộc gặp mặt sẽ được tổ chức trước khi khai bút với khách mời là các họa sĩ đến từ các thành phố khác,đại diện của BTC hoạt động cùng các cán bộ Văn hóa, Nghệ thuật, An ninh, Báo chí, Đài truyền hình, Truyền thanh…
Kết thúc, sẽ là một buổi khai mạc trang trọng với sự tham dự của đại diện BTC hoạt động cùng các cán bộ Văn hóa, Nghệ thuật, An ninh, Báo chí, Đài truyền hình, Truyền thanh,Sở Văn hóa TT, Hội văn học nghệ thuật, Trường Đại học Nghệ thuật…và các thành viên của G.A.S. Một giấy chứng nhận được chuẩn bị sẵn, sẽ được cấp cho các thành viên tham gia hoạt động cũng như các đơn vị hỗ trợ, tài trợ, tổ chức…
C- Kế hoạch tổ chức -Lịch trình triển khai:
Các nhóm sẽ thảo luận và làm việc theo nhóm, mỗi nhóm sẽ lên một phác thảo theo chủ đề trên với hình thức sáng tạo riêng của nhóm, sau đó sẽ tập hợp các phác thảo lại, nhóm phụ trách và người điều hành sẽ lên phương án kết nối các phác thảo thành một tổng thể thống nhất trình BTC thông qua trước khi thể hiện.
Khi thể hiện tác phẩm, các nhóm 1,2,3,.. sẽ thể hiện các phác thảo của mình, sau đó nhóm phụ trách và người điều hành sẽ kết nối, liên kết các điểm nối thành một tổng thể hoàn chỉnh.
Từ: 12-7-2007 đến 20-7-2007: các nhóm lên phác thảo sơ lược.
Từ: 21 -7-2007 các nhóm bắt đầu thảo luận để kết nối lên phương án tổng thể.
Tiếp tục với phác thảo chi tiết đến 3-8-2007
Từ : 7h 30 ngày 5-8-2007 thể hiện trên thực địa, kết thúc và làm lễ khai mạc tác các tác phẩm.
D- Kế hoạch kinh phí: Kinh phí dự kiến :
Vật liệu: Sử dụng các bình sơn xịt (tất cả các màu)
6 pa nô ( 2m x 2,5m )
30 người (5 người 1 nhóm)
các phụ kiện và trang thiết bị cần thiết: bảo hộ, đồng phục…
chi phí khác: gặp mặt , quảng bá ,PR…
Sơn : 200 bình
Hỗ trợ kinh phí sinh hoạt , đi lại cho 10 khách mời
Hỗ trợ kinh phí cho lễ khai mạc các tác phẩm và buổi tiệc đãi bạn.
Tổng cộng: 7.880.000 đ
(bảy triệu tám trăm tám mươi nghìn đồng chẵn)
Dự kiến nguồn kinh phí từ Ban tổ chức , phòng văn hóa thành phố, hội Văn học nghệ thuật, các tổ chức, quỹ văn hóa – giáo dục và các công ty , cá nhân tài trợ...
Rất mong nhận được sự hỗ trợ , tài trợ.
Huế , ngày 11 tháng 07 năm 2007
TM Ban Điều Hành
Nguyễn Thượng Hiển
G.A.S. (Graffiti in Art School)
Chủ đề: “môi trường”
Them: “environment”
Đơn vị tổ chức: Chi Hội Bảo tồn thiên nhiên TT Huế , Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi và Đoàn Dân chính Đảng TT Huế.
Chủ đề : Truyền thông, tuyên truyền hạn chế việc mua bán, tiêu thụ, ăn thịt thú rừng tại Thừa Thiên Huế.
Soạn thảo và điều hành:Ban Điều hành G.A.S.phối kết hợp cùng BTC chương trình truyền thông, tuyên truyền hạn chế việc mua bán, tiêu thụ, ăn thịt thú rừng tại Thừa Thiên Huế.
Thời gian: 7h 30 ngày 05 tháng 08 năm 2008
Địa điểm: Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi TT-Huế
Đối tượng tham gia: nhóm Họa sỹ G.A.S. các họa sĩ được mời từ Sài Gòn , Hà Nội và các họa sĩ khác….
A- Mục đích và ý nghĩa:
Hiện nay, tình trạng săn bắt, tiêu thụ, ăn thịt thú rừng đang diễn ra rất nghiệm trọng, mức độ ảnh hưởng tăng dần. Đây là một trong những vấn đề mà lãnh đạo tỉnh và những tổ chức, cơ quan đơn vị liên quan luôn quan tâm giải quyết, ngăn chặn những hành vi này, tránh ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội tỉnh nhà. Trước tình hình đó Chi Hội Bảo tồn thiên nhiên, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi và Đoàn Dân chính Đảng tổ chức hoạt động truyền thông, tuyên truyền hạn chế việc mua bán, tiêu thụ, ăn thịt thú rừng tại Thừa Thiên Huế.
Với tình hình trên chúng tôi mong muốn kết hợp với nhóm họa sĩ G.A.S và các họa sĩ được mời từ thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội thực hiện các tác phẩm Graffiti hướng đến các mục đích sau:
Giới thiệu khái quát hiện trạng tài nguyên động vật rừng của tỉnh TT-Huế và khu vực miền Trung. Vai trò, vị trí và giá trị của các loài thú rừng trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
Nêu được hậu quả của việc săn bắt, mua bán, tiêu thụ thịt rừng.
Hướng khắc phục, ngăn chặn.
Góp phần làm đẹp và thay đổi sự cảm nhận của du khách cũng như người dân, về một thành phố du lịch có bề dày văn hóa
Góp phần tôn vinh các giá trị nhân văn, văn hoá đặc thù của chủ đề bằng một hình thức nghệ thuật tổng hợp mang hơi thở tinh thần đương đại. Qua đó nhằm nối kết các loại hình nghệ thuật, các họa sỹ thuộc nhiều thành phố khác nhau ở tại Huế, tạo nên một sức mạnh mới, cùng chung nhau góp phần xây dựng sự thành công của hoạt động truyền thông, tuyên truyền hạn chế việc mua bán, tiêu thụ, ăn thịt thú rừng tại Thừa Thiên Huế..
Góp phần khẳng định giá trị biểu hiện nghệ thuật của loại hình Graffiti, cũng như tính thích nghi, hoà nhập với các loại hình nghệ thuật khác của nó, góp phần khẳng định một phong cách riêng biệt cho Graffiti , cũng như diện mạo các hoạt động mỹ thuật phục vụ mục đích truyền thông ,tuyên truyền .
Dịp này sẽ có rất nhiều công chúng yêu nghệ thuật, các nhân vật hoạt động văn hóa cũng như du khách…tham dự, chương trình nghệ thuật này sẽ để lại ấn tượng mạnh, tốt đẹp, cởi mở về không gian nghệ thuật của hoạt động lần này , cũng như các hoạt động lâu dài về sau.
Đây cũng chính là tiền đề thuận lợi cho các hoạt động nghệ thuật đương đại về sau này trong môi trường mỹ thuật kết hợp với các chiến dịch tuyên truyền, cổ động, truyền thông, của thành phố Huế trong tương lai.
Với các kết quả mong đợi sau sẽ góp phần tăng thêm ý nghĩa cho các hoạt động của chương trình.
Hoạt động truyền thông thật sự là một sân chơi, lành mạnh bổ ích cho học sinh, sinh viên, thanh niên.
Các bạn Thanh thiếu nhi tham gia sẽ nhận thức đúng đắn trong việc bảo vệ thú rừng, bảo về nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh nhà.
Thông qua hoạt động, lực lượng Thanh thiếu nhi sẽ có những hành động tích cực trong việc ngăn chặn việc săn bắt, mua bán, tiêu thụ thịt thú rừng.
B- Hình thức tổ chức:
Với mặt bằng hiện trạng là không gian thoáng rộng ngay tại trung tâm các nhóm làm việc sẽ bố trí các tấm pa nô cách nhau 5m ngay tại sân đa năng, khu vực phía phải nhà hành chính của TT HĐTTN .
Sau đó các nhóm sẽ thực hiện các tác phẩm vẽ graffiti lên pa nô sau khi đã được BTC đã thông qua các phác thảo cơ bản của chủ đề .
Cơ cấu tổ chức:
Tổ chức điều hành:
Phan Hải Bằng – Điều hành chung.
Đinh Khắc Thịnh – Điều hành chung
Nguyễn Thượng Hiển – phụ trách tài chính, đối ngoại
Nguyễn Thành Trung – phụ trách nhóm tổng thể.
Tôn Thất Uyên Luận – phụ trách nhóm 1
Nguyễn sơn Tùng – phụ trách nhóm 2
Trần Thanh Sơn – hỗ trợ thiết kế.
Nguyễn Xuân Hiển – phụ trách kỹ thuật.
Lê Thị Kiều Trang – Phát ngôn viên , hậu cần.
Số lượng thành viên của G.A.S. : 20 người.
Khách mời : Hà Nội : 5 họa sĩ
Tp HC Minh : 5 họa sĩ
* Đối với khách mời:
Đề nghị BTC bố trí 2 phòng cho 10 khách mời từ TP HCM và Hà Nội trong 3 ngày .
Các thành viên khi tham gia làm việc sẽ được cấp đồng phục,thẻ đeo cùng các trang thiết bị bảo hộ khác, nhằm phân biệt với các thành phần khác ngoài hiện trường. Ngoài ra khu vực làm việc cũng cần được sự đảm bảo an ninh trong suốt quá trình vẽ, và sau khi vẽ xong.
Một cuộc gặp mặt sẽ được tổ chức trước khi khai bút với khách mời là các họa sĩ đến từ các thành phố khác,đại diện của BTC hoạt động cùng các cán bộ Văn hóa, Nghệ thuật, An ninh, Báo chí, Đài truyền hình, Truyền thanh…
Kết thúc, sẽ là một buổi khai mạc trang trọng với sự tham dự của đại diện BTC hoạt động cùng các cán bộ Văn hóa, Nghệ thuật, An ninh, Báo chí, Đài truyền hình, Truyền thanh,Sở Văn hóa TT, Hội văn học nghệ thuật, Trường Đại học Nghệ thuật…và các thành viên của G.A.S. Một giấy chứng nhận được chuẩn bị sẵn, sẽ được cấp cho các thành viên tham gia hoạt động cũng như các đơn vị hỗ trợ, tài trợ, tổ chức…
C- Kế hoạch tổ chức -Lịch trình triển khai:
Các nhóm sẽ thảo luận và làm việc theo nhóm, mỗi nhóm sẽ lên một phác thảo theo chủ đề trên với hình thức sáng tạo riêng của nhóm, sau đó sẽ tập hợp các phác thảo lại, nhóm phụ trách và người điều hành sẽ lên phương án kết nối các phác thảo thành một tổng thể thống nhất trình BTC thông qua trước khi thể hiện.
Khi thể hiện tác phẩm, các nhóm 1,2,3,.. sẽ thể hiện các phác thảo của mình, sau đó nhóm phụ trách và người điều hành sẽ kết nối, liên kết các điểm nối thành một tổng thể hoàn chỉnh.
Từ: 12-7-2007 đến 20-7-2007: các nhóm lên phác thảo sơ lược.
Từ: 21 -7-2007 các nhóm bắt đầu thảo luận để kết nối lên phương án tổng thể.
Tiếp tục với phác thảo chi tiết đến 3-8-2007
Từ : 7h 30 ngày 5-8-2007 thể hiện trên thực địa, kết thúc và làm lễ khai mạc tác các tác phẩm.
D- Kế hoạch kinh phí: Kinh phí dự kiến :
Vật liệu: Sử dụng các bình sơn xịt (tất cả các màu)
6 pa nô ( 2m x 2,5m )
30 người (5 người 1 nhóm)
các phụ kiện và trang thiết bị cần thiết: bảo hộ, đồng phục…
chi phí khác: gặp mặt , quảng bá ,PR…
Sơn : 200 bình
Hỗ trợ kinh phí sinh hoạt , đi lại cho 10 khách mời
Hỗ trợ kinh phí cho lễ khai mạc các tác phẩm và buổi tiệc đãi bạn.
Tổng cộng: 7.880.000 đ
(bảy triệu tám trăm tám mươi nghìn đồng chẵn)
Dự kiến nguồn kinh phí từ Ban tổ chức , phòng văn hóa thành phố, hội Văn học nghệ thuật, các tổ chức, quỹ văn hóa – giáo dục và các công ty , cá nhân tài trợ...
Rất mong nhận được sự hỗ trợ , tài trợ.
Huế , ngày 11 tháng 07 năm 2007
TM Ban Điều Hành
Nguyễn Thượng Hiển