PDA

View Full Version : Graffiti Nghệ thuật của đường phố


jmis
13-06-2012, 03:13 PM
Graffiti
http://www.britishcouncil.org/ism-ukinfocus-manchestergraffiti-235x185.jpg
Những hình vẽ kì lạ mà chúng ta quan sát được khắp mọi nơi trên thế giới được gọi la` Graffiti ! Nơi khởi đầu của những bản vẽ này là NewYork vào những thập niên 60, 70! từ khi xuât hiện màu sơn nước! những thanh niên đã vẽ lại tên họ hay nick name của họ ở các công trình như bưu điện, trạm điện thoại công cộng, trạm xe điện ngầm. Ban đầu chỉ la` vài bức đơn lẻ sau đó được nhân rộng ra khắp nơi!
http://www.eastmidlands.info/skegness/stock/graffiti.jpg
Từ lúc đó các bạn trẻ cũng muốn cạnh tranh với nhau về những dấu ấn riêng của mình ! có lẽ người có được bộ sưu tập những bản vẽ đồ sộ nhất là TaKi 183 ông tên thật la` Demetrius được tờ NEW YORK TIMES phỏng vấn vào năm 1971! Lúc nhỏ ông sống ở Hi Lạp sau đó đến NEW YORK để mưu sinh , ai kêu gì làm nấy ! Ông đi lại rât nhiều bằng xe điện ngầm! và trong suốt thời gian đó ông để lại tác phẩm của mình ở khắp nơi! Những tên tuổi khác cũng rất được biết đến trong thời gian này là JOE 136, BARBARA 62, EEL 159, YANK 135, EVA 62. !



http://www.playafun.com/graffiti/image/graf08.jpg

Vào khoảng những năm 60 tại NEW YORK thành lập công ty MTA(Metropolitan Transit Authorities ( tạm dịch : nhân dân đẩy lùi những người vẽ ) đã chi 300,000 USD tương đương 8000 giờ làm việc để dở bỏ những tác phẩm trong những ống xe điện ngầm. Những bức vẽ xuất hiện khắp nơi không hoàn toàn do những bạn trẻ vẽ mà còn là bản vẽ của những người muốn quảng cáo sản phẩm hay chỉ đơn thuần là muốn nổi tiếng đuợc nhiều người biết đến! Nhưng điều đáng nói là từ sau buổi phỏng vấn của TAKI thì những bạn trẻ liên tục vẽ dấu ấn của mình ở khắp nơi!
Những cái tên xuất hiện ở những nơi sầm uất thì được nhiều người biết đến và chủ nhân của những cái tên ấy là nhân vật chính của địa phương ấy ! Từ khi người ta phát minh ra bình xịt sơn thì những bức vẽ xuất hiện ngày càng phổ biến và hiển nhiên hơn !
Ban đầu là trên tường và sau đó lan sang những nơi fức tạp hơn thể hiện trình độ cao hơn và phi thường hơn!
Suốt thời gian này môn vẽ Grafiti được nâng cao hơn 1 bậc và trở thành 1 dạng của nghệ thuật biểu hiện! và không ngừng phát sinh ra những kiểu tạo hình mang đặc thù phong cách người vẽ ! kích thước của những bức vẽ thì ngày càng lớn! những bức vẽ ở trạm xe điện ngầm thì xuất hiện nhiều nhất và dễ nhìn thấy nhất ! đến năm 1973 tờ NEWYORK MAGAZINES mở một ..ộc bầu chọn tác phẩm xuất sắc nhất trong đường xe điện ngầm và từ đó thừa nhận một môn nghệ thuật mới mang tên GRAFFITI.
Các phong cách ngày càng đa dạng hơn và phát triền về kích thước cả 3 chiều ( so với các bức tranh chỉ có 2 chiều ) các phong cách phát triển theo nhiều hướng khác nhau!
Năm 1976, 1 nhân vật có nick name là CAINE1 đã vẽ graffiti nguyên cả 1 đường ống xe điện ngầm và danh tiếng ông nổi đến mức ông thành lập nhóm vẽ lấy tên Fabulous Five tiếp tục nhận vẽ theo yêu cầu những cái tiếp theo! trong thời gian này rất nhiều bạn trẻ khắp nơi trên khắp thế giới sáng tạo kiểu cách cho riêng mình ! những kiểu chữ thông thường đã biến mất thay vào đó là những kiểu chữ méo mó dị dạng nhưng vẫn mang đậm chất nghệ thuật ! Đây là thời hoàng kim của graffiti , gaffiti được tôn sùng ở khắp nơi! một trong số đó là trường fái chữ hình mũi tên được PHASE 2 sáng chế ra ( ông cũng là người sang lập ra kiểu chữ bọt bong bóng được rất nhiều bạn trẻ sử dụng)
Vị trí của Graffiti được nâng cao đến mức nó không còn được dễ hiểu và cảm nhận bằng đầu óc thông thường! rất nhiều kĩ thuật , sáng kiến mới được góp thêm vào ! tạo ra rất nhiều phong cách gọi là " phong cách hoang dã" rồi cái phông nền cũng thay đổi từ bức tường sáng đủ thứ bề mặt để thích nghi với từng fong cách! những người vẽ này đêu có nhưng kinh nghiệm từ những năm tháng xịt sơn trong các ống xe điện ngầm!
Tuy nhiên hàng ngàn thanh niên vẽ graffiti đã làm cho MTA tốn một khoảng tiền rất lớn cho việc tháo bỏ nó tại những nơi không cần thiết. Từ năm 1970 đến 1980 MTA đã chi khoảng 100 đến 150 triệu USD cho việc tháo bỏ và xây dựng các trạm phòng chống. Tuy tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc nhưng việc phòng chống này xem ra vẫn không thành công và chi phí dỡ bỏ để trả nguyên lại hiện trạng cũ vẫn rất đắt !
http://www.playafun.com/graffiti/image/graf11.jpg
Nhưng đến ..ối những năm 78 thì nguyên một hệ thống dỡ bỏ Graffiti ra đời ! họ dùng hóa chất mới có thể xóa bỏ hoàn toàn các graffiti trên tường lẫn trên xe hơi một cách hoàn hảo ( trừ những xe sản xuất wá lâu vào khoảng thập niên 50) hóa chất này xem như quan tài cho các graffiti mà MTA cho là làm dơ bẩn khắp nơi! nó đặt ra nhiều thác thức mới cho các tác giả graffiti khi muốn công bố tác fẩm của mình ở những nơi công cộng! Đây là lúc MTA hoạt động hịêu quả gấp nhiều lần thời gian trước đó ! họ xây dựng nguyên một hệ thống phòng chống và dỡ bỏ một mảng lớn graffiti ở khắp NEWYORK xây bảng cấm ở khắp các trạm xe điện ngầm! Hệ thống này ngày càng trở nên dữ tợn và thô bạo! đến mức họ có thể tống giam và đánh đập những người vẽ graffiti ! như trường hợp của Lee Quinones ông chuyển đổi hoàn toàn cách vách tường của các người hàng xóm và biến nguyen khu vực quanh cầu brooklyn thành 1 phòng triển lãm khổng lồ, hầu như đêm nào ông cũng vẽ! 1 số người tiếc cho ông và xem ông là 1 chiến công về graffiti!
Fred 5 tên thật là freddy là một người thật sự say mê hiện tượng graffiti !ông viêt bài trong tờ VILLAGE VOICE để bàn luận về fuơng fáp đổi mới graffiti trong thời gian này!
Claudio Bruni tác giả của một bảo tàng tại Roma lần đầu đến NEWYORK và xem 1 số tác fẩm tại đây , ông tìm gặp Lee và Fred và họ là những người đầu tiên mang graffiti đến châu âu!
Sau đó 1983 YAKI một thợ thủ công Amstesdam đến NEWYORk và ngắm nhìn những tác phẩm nơi đây! ông muốn tại châu âu cũng có những nơi trưng bày như vậy! ông học hỏi và làm việc suốt nhiều năm , ..ối cũng POP_AIR của ông cũng thành công ở châu âu! ông thành lập nhóm vẽ và truyền lại rất nhiều kinh nghiệm trong viêc vẽ graffiti (ví dụ như vẽ trên ôt ..vv..v) rất nhiều buổi triễn lãm tại khắp nơi trong và ngoài NEW YORK được tổ chức như: " Fashion Moda", The Mudd Club The NY New Wave Show At P.S.I", " The Fun Gallery" va` rất nhiều buổi triển lãm khác. Nhóm vẽ của ông còn có những thành viên tích cực khác như "Dondi, Crash, Ramellzee, Zephyr, Futura 2000, Quik, Lady Pink, Seen, Blade, and Bil Blast ". Ban đầu những buổi triển lãm như vậy không được xem là thành công vì những nhà phê bình không xem đấy là những tác fẩm nghệ thuật ! tuy nhiên việc mà YAKI và các bạn của ông làm ảnh hưởng rất lớn đến việc fát triển graffiti ở châu âu!
Nhiều thanh niên Hà Lan sau khi chứng kiến những tác fẩm graffiti cũng quyết không chịu thua kém! họ cũng bắt đầu để lại dấu ấn của minh ở khắp nơi trên đường fố! trong thời gian này xuất hiện nhiều buổi gặp mặt giữa các tác giả ở Amstexdam cũng như ở New York ! graffiti bắt đầu ở NY sau đó đến Amstexdm rồi lan truyền ra khắp châu âu!
Nhìn chung graffiti chia làm 2 trường fái lớn:một là fát triển theo hứơng hiện thực nghệ thuật tùy theo sự chuyển động của tâm trạng mà vẽ những đường nét biểu hiện đòi hòi nhiều thời gian cho việc sử dụng các công cụ vẽ và dễ dàng vẽ lên các sản fẩm dễ bán ! thứ 2 là nghệ thuật theo lối truyền thống ăn khớp vói các breaker , rapper, DJ ! thường vẽ trên các fông nền đặc biệt ! fong cách này còn gọi là graffiti đường fố !

hungvanwood
13-06-2012, 03:13 PM
Đăng bài được đó bạn...Phát huy nhe....cho 4r thêm phong phú...

chanphongfurniture
13-06-2012, 03:13 PM
Hịc tôi củng rất thích thể loại này but không có điều kiện thôi.

dongkwangvina
13-06-2012, 03:13 PM
Được đó! bài rất ấn tượng! thangbommythuat ne!;bạn có chơi G ko?
Thanks!!!

phuongdao
13-06-2012, 03:13 PM
cung duoc do .nhung sao it the

chenshan
13-06-2012, 03:14 PM
loai hinh nay o vit nam ta ko co hi
chu co chac dan nghe thuat an roi ra giua duong ve chac la hay lam day

grandvt
13-06-2012, 03:14 PM
đó là tình hình chung của nước ngoài , còn ở việt nam ?
tiếp đây :

Graffiti Hà Nội

TTCT - Chắc hẳn dân hip-hop và những... công nhân Công ty Môi trường Hà Nội còn chưa quên bức graffiti “hoành tráng” dài cả trăm mét tại khu vực gầm cầu Chương Dương một năm trước đây.

“Bức tranh” này hiện không còn, song làn sóng “vẽ tường” vẫn âm ỉ trong lòng giới trẻ đam mê hip-hop nói chung và “nghệ thuật” graffiti nói riêng.

Những ngày này, nếu như ai đó có dịp đi qua đường hầm từ Láng - Hòa Lạc về Trần Duy Hưng đều có thể được “chiêm ngưỡng” hàng loạt bức graffiti (tạm dịch là nghệ thuật vẽ bằng bình xịt) lớn nhỏ được các “họa sĩ đường phố” vẽ đầy lên hai bên bờ tường.

Những “họa sĩ” đường phố?

Trên thế giới, có những nước mỗi năm phải chi ra hàng triệu USD để xóa sạch những bức tường bị bôi bẩn vì những nét vẽ nghệ thuật graffiti của các họa sĩ đường phố. Nhưng cũng có người lại mời “bôi sĩ” tới nhà vẽ thoải mái lên tường nhà mình.

Ở VN, theo nghị định 150/2005, các hành vi làm bẩn, vẽ, viết lên tường nhà mà không được phép sẽ bị xử lý vi phạm hành chính văn minh đô thị, phạt từ 60.000-100.000 đồng.

Theo chân một nhóm graffiter (người vẽ), tôi được tận mắt chứng kiến những họa sĩ đường phố làm việc. Lúc đó là khoảng 0g, Phúc (học sinh Trường trung học LTV) cùng ba graffiter nữa lặng lẽ dắt xe ra khỏi nhà, balô cậu nào cậu nấy đầy những bình xịt, khẩu trang...

Tại ngã tư Trần Duy Hưng - Phạm Hùng, chúng tôi đi vào khu vực tầng hầm. Dựng xe xuống, các loại bình xịt lớn bé được lôi ra, một cậu được giao nhiệm vụ cảnh giới công an, hai cậu còn lại bắt đầu thể hiện “hoa tay” của mình.

Trời về đêm, cái lạnh len lỏi vào từng đường da thớ thịt. Nhiều người tham gia giao thông chỉ cắm cúi đi, thỉnh thoảng có người liếc nhìn rồi lại quay đi, coi như không có chuyện gì xảy ra.

Chỉ trong chưa đầy 30 phút, một bức graffiti đã được hoàn thành. Đó là một đoạn chữ trông rất lạ (không biết theo font nào), trông thì đẹp đấy, nhưng tôi chịu, không dịch nổi. Vẽ xong, cả ba lại nhanh chóng thu xếp đồ nghề với vẻ khẩn trương. Phúc bảo: “Biến thôi anh, kẻo mấy bác cảnh sát cơ động tóm được là phiền đấy”.

Theo chân nhóm graffiter này, chúng tôi tiếp tục graffing ở một số bức tường trống trên phố Hòa Mã, Lý Thường Kiệt, Lò Đúc. Lần này tôi được thử cầm bình. Đang mải “thăng hoa” với bức vẽ, đột nhiên tôi nghe Phúc hô lớn: “Có hàng, chạy thôi”. Thế là chúng tôi quăng cả bình, nhào lên xe máy chạy trối chết. Bóng mấy anh dân phòng cầm dùi cui thấp thoáng đằng sau.

3g sáng, Phúc dẫn cả nhóm vào một quán xôi thịt. Bật chai champagne đã chuẩn bị từ trước, Phúc bảo: “Chúc mừng tai qua nạn khỏi”. Ngày mai, một cậu trong nhóm sẽ có nhiệm vụ đi chụp lại những bức graffiti để lưu lại “dấu ấn”.

Sau vài lần đi cùng nhiều graffiter, tôi được Phúc giải thích: graffiti là một trong bốn yếu tố cấu thành nên “nền văn hóa hip-hop” (ba yếu tố còn lại là break dance, skateboard và rap). Graffiti khởi nguồn từ nước Mỹ, khi những bè đảng da màu lang thang trên đường phố vẽ chằng chịt lên tường những dòng chữ để xác định phần lãnh thổ làm ăn. Dần dần, từ những chữ ký, những dòng chữ thô sơ nguệch ngoạc ban đầu, nghệ thuật graffiti đã phát triển lên thành những hình vẽ ba chiều, những mẫu hình tinh xảo...

Graffiti chưa bao giờ được sự cho phép và chấp nhận của Chính phủ Mỹ cũng như nhiều nước trên thế giới. Có người còn gọi graffiti là art crimes (mỹ thuật tội lỗi) vì đó là một nghệ thuật đòi hỏi người thể hiện một sự liều lĩnh, bất chấp luật lệ. Những graffiter thường truyền nhau câu chuyện một nhóm thanh niên Mỹ đã tìm vào ga tàu điện và “trang trí” cho một toa tàu điện ngầm một hình ảnh mới đầy những tuyên ngôn, hình thù kỳ quái, những biệt danh của băng đảng, cá nhân thuộc cộng đồng “dân hip-hop”.

Graffiti xuất hiện ở Hà Nội nói riêng và VN nói chung khoảng chục năm nay. Cùng với cơn lốc rap, hip-hop và break dance, graffiti được giới trẻ nồng nhiệt chào đón. Và có thể nói ngày 31-12-2005 là một cột mốc của graffiti VN khi Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội tổ chức ngày hội graffiti cho dân vẽ tranh tường của ba miền.



Đẹp thì có đẹp, nhưng...

Phải thừa nhận có nhiều bức tranh tường (thường là những dòng chữ bằng tiếng Anh hoặc những hình thù đậm chất hip-hop) màu sắc thật bắt mắt. Sự tỉ mỉ thể hiện rõ qua những đường nét, khối chữ, chứng tỏ chủ nhân của những tác phẩm “hội họa đường phố” cũng lắm công phu.

Ngoài những bức graffiti đầy màu sắc trên những bức tường ra, giới trẻ Hà Nội hiện ít ai không biết “Bến Hàn Quốc”. Sở dĩ nó được gọi như vậy vì con đường dài vài trăm mét ở đây được các graffiter trang trí bằng hàng ngàn bức vẽ các loại. Những nhân vật trong phim hoạt hình, truyện tranh, thậm chí cả một cánh bướm khổng lồ rực rỡ, bắt mắt.

Những bức vẽ theo phong cách này luôn được chọn phơi bày tại những địa điểm công cộng, thu hút được sự chú ý của nhiều người như: nhà ga, tường nhà, cổng trường, đường phố, bến xe buýt... Đôi khi các graffiter bị người lớn phát hiện, la mắng, rượt đuổi, có khi bị đánh vì tội bôi bẩn bức tường căn nhà nhưng các tín đồ hip-hop vẫn... sướng.

Nổi tiếng nhất trong giới graffiter ở Hà Nội là nhóm Street Jockey (SJ) với nhóm trưởng tên Linh khá tài năng và nổi danh trong giới graffiti ở VN. Linh tâm sự: “Mê graffiti quá nên mình chịu khó đi mời từng người có cùng sở thích, họp lại rồi quyết định lập nhóm. Ban đầu chỉ lèo tèo vài người, bây giờ cũng được 20 thành viên rồi. Rất may là một thành viên trong nhóm có một căn nhà “free”. Rủ nhau mở tiệm net và đây cũng là trụ sở chính của nhóm, 82 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội”.

Nội dung “sáng tác” là những chữ ký của các graffiter bằng các phong cách “tag style - chữ ký chủ nhân”, “throw up - tăng thêm độ dày cho các chữ cái”, “simple style - phong cách đơn giản”, rồi các dòng chữ không đầu không cuối kiểu như: “Minh mèo đã ở đây”, “Tùng boy đã xuất hiện”...

Giờ đây, nhóm không còn tấn công trộm các bức tường nữa mà chuyển sang sáng tác các mẫu graffiti trên áo phông, giày, mũ, khăn... theo đặt hàng của dân hip-hop. Nhóm của Tài đã bắt đầu “làm ăn” được, tháng nào cũng có khách là thành viên của các lớp cuối cấp đặt vẽ mẫu để in lên áo phông làm kỷ niệm, đôi khi chỉ là vài đôi giày của các boy đam mê hip-hop đặt hàng qua diễn đàn trên mạng Internet. Khi có thời gian, Tài lại lôi mấy đôi giày của “khách” ra bôi bôi, vẽ vẽ rất tỉ mẩn và chu đáo, đảm bảo “bền - đẹp - giao hàng đúng hẹn”.

Một số shop ngoài Hà Nội cuốn hút giới trẻ nhờ phong cách trang trí rất bắt mắt của nhóm SJ. Thỉnh thoảng nhóm còn được tin tưởng giao nhiệm vụ trang trí phông nền cho các chương trình ca nhạc nữa. Mỗi lần như thế, với những họa sĩ đường phố, thật là thỏa chí vẫy... bình xịt. “Vẽ như thế mới gọi là vẽ đúng nơi đúng chỗ, anh ạ” - Tuấn, một grafboy của nhóm, thổ lộ.

Tuy nhiên, khó khăn lúc nào cũng chồng chất khi ai đó muốn trở thành một họa sĩ graffiti. Trước hết là phải có “đồ nghề”. Một bình xịt đạt yêu cầu hiệu VaLOX khoảng 17.000 đồng/lọ. Một lọ chỉ xịt được khoảng 2m2 là cùng.

Cố gắng lắm cũng chỉ được 3m2 nếu chấp nhận tình trạng màu nhạt. Các họa sĩ đường phố mếu máo: “Sắp tới bình xịt màu đen sẽ lên giá 20.000 đồng”. Nhiều graffiter cũng chưa có mặt nạ phòng độc mà thường thay bằng khẩu trang. Bên cạnh đó, sự ghét bỏ của một bộ phận không nhỏ người dân cũng nhiều khi làm nản lòng các graffiter.

Graffiti sẽ “không đẹp” khi chúng không được sáng tác đúng lúc, đúng chỗ hoặc bị vẽ trộm lên tường nhà ai đó. Graffiti sẽ đẹp hơn, lành mạnh hơn, thỏa mãn niềm đam mê hơn nếu có thêm được sự quan tâm của xã hội - để tạo thêm một sân chơi lành mạnh cho những teen đam mê môn nghệ thuật này.
HUYỀN ANH