![]() |
Chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam Mặc dù là quốc gia giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo (NLTT) nhưng cho đến nay việc đầu tư cho phát triển NLTT ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là tính kinh tế của nguồn NLTT chưa thực sự hấp dẫn, cùng với đó là các rào cản liên quan tới cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện, trình độ áp dụng công nghệ… đã hạn chế việc triển khai các dự án NLTT.Việc sử dụng NLTT chủ yếu phục vụ cho đun nấu, cấp nước nóng và điện thắp sáng đã có từ rất lâu.Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ NLTT phục vụ phát điện và nhiên liệu trong giao thông mới được triển khai trong thời gian gần đây, chủ yếu là thuỷ điện, pin mặt trời, gió, địa nhiệt và nhiên liệu sinh học. Sự cải tiến công nghệ và kiến thức về vật liệu, sự giảm giá thành kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của NLTT. Hiện trạng sử dụng NLTT ở Việt Nam Mặc dù năng lượng tái tạo (trừ thuỷ điện) là một phần nhỏ của tổng năng lượng cung cấp trên toàn thế giới và cả ở Việt Nam, nhưng các dự án sản xuất điện từ NLTT ở Việt Nam vẫn đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2000 đến 2010, mặc dù giá mua điện hiện nay từ các dự án NLTT chưa hấp dẫn các nhà đầu tư. Tính đến hết 2010, NLTT chiếm khoảng 3,5% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện, tuy nhiên, theo đánh của các chuyên gia thì rất nhiều các nhà máy thuỷ điện nhỏ và cực nhỏ là không hoạt động, còn các nhà máy điện sinh khối hoạt động cầm chừng hoặc theo thời vụ. Không kể thủy điện nhỏ thì năm 2010 công suất lắp đặt của điện NLTT là khoảng 790MW, chủ yếu là từ sinh khối, gió và mặt trời.Tốc độ tăng trưởng trong ngành điện sinh khối làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nguồn. Tổng công suất lắp đặt của điện sinh khối là 150 MW, và hiện đã có một số nhà máy bán điện lên lưới và có kế hoạch mở rộng (xem bảng 1). Bảng 1: Công suất lắp đặt các nhà máy điện NLTT tính đến hết 2010 (MW) Rào cản đối với phát triển NLTTRào cản chính cho phát triển NLTT là chi phí sản xuất. Nhiều công nghệ mới của NLTT – gồm gió, mặt trời và nhiên liệu sinh học đã và sẽ sớm có tính cạnh tranh kinh tế với các nhiên liệu hóa thạch và có thể đáp ứng một phần nhu cầu năng lượng của Việt Nam. Các công nghệ có chi phí tương đối cạnh tranh là thủy điện, gió, sinh khối và địa nhiệt. Mặc dù pin mặt trời có chi phí cao nhưng chi phí này giảm đều đặn do tiến bộ trong công nghệ. Tại Việt Nam, qua các nghiên cứu trong dự án Tổng sơ đồ phát triển NLTT của Viện Năng Lượng, chi phí cho sản xuất điện từ NLTT như sau (xem bảng 2). Bảng 2: Chi phí cho sản xuất điện từ NLTT Ngoài yếu tố giá thành sản xuất cao, một số rào cản khác đối với sự phát triển NLTT có thể kể đến như: thiếu các chính sách và tổ chức hỗ trợ cho phát triển NLTT; thiếu thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch và hoạch định chính sách; công nghệ và dịch vụ phụ trợ cho NLTT chưa phát triển; khó tiếp cận nguồn vốn để phát triển các dự án NLTT. Một số giải pháp Cơ chế hạn ngạch (định mức chỉ tiêu): Chính phủ qui định bắt buộc các đơn vị sản xuất (hoặc tiêu thụ) phải đảm bảo một phần lượng điện sản xuất/tiêu thụ từ nguồn NLTT, nếu không sẽ phải chịu phạt theo định mức đặt ra theo tỷ lệ. Cơ chế này có ưu điểm là sẽ tạo ra một thị trường cạnh tranh giữa các công nghệ NLTT, nhờ đó làm giảm giá thành sản xuất NLTT. Cơ chế này giúp Chính phủ chỉ qui định hạn ngạch nhằm đạt mục tiêu định ra cho NLTT, còn giá thành sẽ do thị trường cạnh tranh tự quyết định. Giá phạt được tính toán và đưa ra như giới hạn trần cho tổng chi phí ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Nhược điểm của cơ chế này là đơn vị sản xuất sẽ phải chịu những rủi ro và chi phí lớn ngoài khả năng kiểm soát. Hơn nữa, cơ chế này sẽ ưu tiên phát triển các công nghệ chi phí thấp nhất, do đó sẽ không thúc đẩy phát triển các dạng công nghệ kém cạnh tranh hơn. Cơ chế đấu thầu: Chính phủ sẽ đề ra các tiêu chí đấu thầu cạnh tranh, có thể riêng cho từng loại công nghệ NLTT. Danh sách các dự án NLTT sẽ được lựa chọn từ thấp đến cao cho đến khi thoả mãn mục tiêu phát triển đặt ra cho từng loại NLTT và được công bố. Sau đó Chính phủ, hoặc cơ quan quản lý được uỷ quyền sẽ buộc các đơn vị sản xuất điện bao tiêu sản lượng từ các dự án trúng thầu (có hỗ trợ bù giá). Ưu thế của cơ chế này là sự cạnh tranh làm giảm chi phí bù giá tối thiểu. Chính phủ hoàn toàn có thể kiểm soát số lượng dự án được lựa chọn, có nghĩa là kiểm soát được chi phí bù lỗ. Ngoài ra, việc cố định giá cho các dự án trúng thầu cũng là một đảm bảo cho nhà đầu tư lâu dài. Song cơ chế này cũng bộc lộ một số nhược điểm là khi trúng thầu, nhà đầu tư có thể sẽ trì hoãn việc triển khai dự án do nhiều lý do: chờ đợi thời cơ để giảm giá thành đầu tư, chấp nhận đấu thầu lỗ chỉ nhằm mục đích găm dự án không cho đơn vị khác cạnh tranh và sẽ không triển khai các dự án lỗ…Chính phủ có thể đưa ra các chế tài xử phạt để hạn chế các nhược điểm này. Hiện tại, Việt Nam chưa có cơ chế hỗ trợ phát triển NLTT một cách tổng thể, ngoài cơ chế hỗ trợ giá riêng cho cho điện gió được thông qua năm 2011. Trong một số dự án nghiên cứu do Viện Năng Lượng tiến hành trong thời gian qua, một số cơ chế khác như cơ chế đấu thầu hoặc cơ chế hạn ngạch cũng đã cho thấy có khả năng thích hợp, cùng với việc đề xuất một số thể chế nhằm thúc đẩy sự phát triển NLTT. Ngoài ra, để hỗ trợ các dự án NLTT nhỏ và độc lập (không nối lưới), các nghiên cứu trên cũng cho thấy một “cơ chế cấp tín dụng trực tiếp cho người tiêu dùng” là thích hợp trong điều kiện của Việt Nam.Tuy nhiên, việc áp dụng bất cứ cơ chế nào cũng nên áp dụng bổ sung các chế tài hoặc các cơ chế hỗ trợ khác để phát huy hiệu quả tối đa sự hỗ trợ phát triển NLTT. Theo nghiên cứu và đánh giá sơ bộ về tiềm năng phát triển NLTT dài hạn tới 2050, khả năng phát triển NLTT còn có thể lớn hơn nữa, đặc biệt là năng lượng gió, địa nhiệt và nhiên liệu sinh khối. TS Nguyễn Anh Tuấn Viện Năng lượng Tập đoàn quốc tế INGETEAM Thiết bị năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới www.ingeteam.com Văn phòng đại diện Ingeteam Việt Nam Địa chỉ: 671 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội Số điện thoại: 024 6658 8500 Ingeteam fanpage:https://www.facebook.com/ingeteamvietnam/ Ingeteam Việt Nam là chi nhánh của tập đoàn điện lực quốc tế Ingeteam chuyên về công nghệ liên quan đến điện. Lĩnh vực của tập đoàn Ingeteam: tàu thủy, tàu điện, nhà máy công nghiệp, đặc biệt là năng lượng tái tạo như thủy điện, điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối. Ingeteam là một công ty công nghệ tiên tiến, chuyên thiết kế các thiết bị điện tử điều khiển, điện, động cơ điện, máy phát, kỹ thuật điện và điện nhà máy. Ingeteam luôn luôn tìm cách tối ưu hóa vấn sự tiêu thụ và tối đa hoá sự sản xuất năng lượng. |
CÁCH ĐÒI NỢ HIỆU QUẢ HỢP PHÁP – hướng dẫn của SEALAW
Tại sao người đòi nợ chuyên nghiệp lại thực hiện thành công trong khi nhiều chủ nợ là dân “anh chị”, Công an, Bộ đội không đòi được ? Đây là câu hỏi rất nhiều người đặt ra với chúng tôi, hôm nay chúng tôi xin được chia sẻ ngắn gọn nhất giúp các bạn hiểu. Việc thực hiện hoạt động đòi nợ là sự rèn luyện tổng hợp nhiều kỹ năng nghiên cứu và thu thập thông tin chứng cứ, giao tiếp, tâm lý và phán đoán, tố tụng. Đối với người dân, thông thường khi phát sinh nợ thường nghĩ ngay đến nhờ Công an hoặc nhờ lực lượng “anh chị”. Việc nhờ này có ưu điểm nhanh gọn trong một số vụ việc nhưng nhược điểm khó kiểm soát được hành vi manh động, vi phạm pháp luật, nếu gặp con nợ hiểu biết pháp luật và có quan hệ xã hội sâu rộng thì việc lại bế tắc, có thể dính “bẫy ngược” hoặc thậm chí hết thời hiệu khởi kiện mất quyền đòi nợ. Đòi nợ theo quy định pháp luật chính là việc chúng ta nắm chắc thông tin đối tượng, hồ sơ, chứng cứ sau đó khai thác điểm yếu của đối tượng về mặt pháp lý, tâm lý, xã hội và tố tụng. Ví dụ, trước khi hành động trực diện các bạn cần thu thập xong hồ sơ chứng cứ, thông tin đối tượng, tránh hiện tượng khi tác động rồi mới tìm cách củng cố chứng cứ thì khả năng thành công sẽ giảm đi một phần do đối tượng sẽ chủ động thủ thế, che dấu chứng cứ. Chủ động khai thác tâm lý nợ nần hoặc e ngại lộ thông tin nợ xấu làm mất uy tín với gia đình, cơ quan, đoàn thể. Hoặc khai thác triệt để trách nhiệm pháp lý, nghĩa vụ liên đới của gia đình, cơ quan tổ chức.... Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất các bạn cần chuẩn bị là tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền đòi nợ hợp pháp của mình, chỉ khi bạn có quyền hợp pháp thì tâm lý bạn vững vàng, chủ động trong công việc. Đó là những nét cơ bản nhất của hoạt động đòi nợ, để biết chi tiết hơn các bạn có tham khảo thêm tại website: dichvuthuno.com hoặc luatsudongnama.com của Luật sư Đông Nam Á – SEALAW.vn. Với gần 20 năm hình thành phát triển, đã thụ lý giải quyết trên 18.000 vụ/việc của 40 luật sư và 25 cán bộ pháp lý chuyên môn, SEALAW GROUP thường xuyên hướng dẫn miễn phí kỹ năng hoặc đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ thu nợ cho doanh nghiệp. Liên hệ hoặc tham khảo thêm: LUẬT SƯ ĐÔNG NAM Á SEALAW Địa chỉ: 76 Cù Chính Lan, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Website: DichVuThuNo. Com / LuatSuDongNamA. Com Điện thoại: 024.35656858 / 024.22178898 / 0902278899 Email: luatsudongnama @gmail.com Skype: luatsudongnama |
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:04 AM |
© 2008 - 2025 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.