Xem bài viết riêng lẻ

  #2  
Cũ 07-06-2012, 01:28 PM
vietgazprom vietgazprom đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 11
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trần Văn Cẩn - Người tạo phong cách riêng cho Sơn mài


Sinh ra tại Hải Phòng. Danh họa Trần Văn Cẩn là một trong các họa sĩ nổi tiếng thuộc thế hệ đầu của nền nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, ông còn góp phần vào nghệ thuật và công việc đào tạo. Tốt nghiệp khoá 7 trường Cao đẳng Mỹ thuật Ðông Duơng (1931-1936). Kiểu mẫu hiện thực, trữ tình. Trình độ cao về sơn dầu, sơn mài và chất liệu lụa. Ông tốt nghiệp khoá thứ 7 của trường Ðại học Mỹ thuật Ðông Dương (1931-1937), là hội viên Hội Mỹ thuật VN.


Danh hoạ Trần Văn Cẩn
Ông từng là Hiệu trưởng trường Ðại học Mỹ thuật Việt Nam từ 1954 đến 1964; Tổng thư ký Hội mỹ thuật Việt Nam nhiệm kỳ thứ nhất (năm 1958 - 1983); Cộng tác viên của Viện hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà Dân chủ Ðức từ năm 1978; Chủ tịch hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam nhiệm kỳ 2 (1983- 1989); Rất nhiều tác phẩm của ông được trưng bày tại bảo tàng Mỹ thuật Việt nam và các nhà sưu tập cá nhân trong và ngoài nước.
Danh hoạ Trần Văn Cẩn từng đọat Giải đặc biệt tại triển lãm hội phát triển nghệ thuật và công nghệ (SALDEAL), 1935; Giải nhất tại triển lãm FARTA Group 1943; Giải nhất triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1946 và 1951; Giải nhất triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1967. Nhiều tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, các bộ sưu tập cá nhân trong và ngoài nước.
  • Trần Văn Cẩn với nhóm họa sĩ trẻ FARTA
Tại Hà Nội ngày xưa có nhóm họa sĩ trẻ FARTA gồm có các họa sĩ Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Lê Văn Đệ, Lương Xuân Nhị cùng một số họa sĩ nữa. FARTA là những người bạn họa sĩ mong muốn có tự do, độc lập trong sáng tạo nghệ thuật và đầy tinh thần tự tôn dân tộc. Nhóm họa sĩ trẻ FARTA đã tổ chức hai cuộc triển lãm tranh vào khoảng thời gian năm 1938-1942, gây được tiếng vang...
Thời ấy, các họa sĩ cùng thời như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lương Xuân Nhị từng vẽ chung một người mẫu và đều có những bức tranh để đời sau truyền tụng. Lương Xuân Nhị với họa sĩ Trần Văn Cẩn rất thân nhau. Từ khi còn trẻ, Trần Văn Cẩn thường đến nhà Lương Xuân Nhị vẽ chung một cô người mẫu. Các họa sĩ Tô Ngọc Vân và Nguyễn Gia Trí cũng vậy. Có thời gian nhóm họa sĩ này thuê chung cô Sáu - một người mẫu sáng giá lúc đó để vẽ. Cô Sáu chính là người mẫu cho các bức tranh nổi tiếng của anh Tô Ngọc Vân như Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ với hoa sen... Sau này khi vào nam, cô Sáu vẫn tiếp tục làm người mẫu cho Nguyễn Gia Trí.



Tác phẩm: Em Thuý. Sáng tác: 1943. Chất liệu: Sơn dầu.Kích cỡ: 60x45cm. Nơi lưu trữ: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam


  • Kỹ thuật sơn mài phong cách riêng

Tác phẩm: Tát nước chống lụt. Sáng tác: 1958. Chất liệu: Sơn mài. Kích cỡ: 62x92cm. Nơi lưu trữ: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam


Thời đó, chất liệu để làm tranh sơn mài chủ yếu là "sơn ta". "Sơn ta" đã có từ lâu đời ở Việt Nam - chuyên dùng để sơn các đồ thờ và đồ gia dụng. Bảng màu của nó chỉ có: cánh gián - then - son - vàng - bạc; thêm xà cừ, vỏ trứng để khảm, gắn. Các chất liệu khác pha chế vào không mấy khi đạt hiệu quả. Các họa sĩ lúc đó bắt đầu nghiên cứu cải tiến nghệ thuật biểu hiện của tranh sơn dầu. Có đầu óc tân tiến, tự do, phóng khoáng, Nguyễn Gia Trí đã một mình đứng riêng thành một trường phái sơn mài có quan niệm tạo hình mới, kết hợp Ðông – Tây, thể hiện tác phẩm hoàn toàn bằng chất liệu và kỹ thuật cổ truyền.
Trong khi đó, Trần Văn Cẩn đi vào một kỹ thuật thoáng hơn. Năm 1936, ông sáng tác tranh sơn mài: “Tiễn anh khóa đi thi hương” bố cục theo hình thức bình phong - hình người to - dàn hàng ngang - những dân làng của một thời xưa theo chân anh khóa với ngựa trắng dắt theo chờ người cưỡi, cách điệu theo lối dân gian, thể hiện bằng mấy màu son, then, cánh gián, vàng lóng lánh, rực rỡ làm hiện lên cảnh tiễn đưa vui vẻ, tưng bừng và tràn đầy hi vọng...Tranh này được Tardieu, Inguimberty đánh giá cao, chấm cho Trần Văn Cẩn đỗ thủ khoa khóa VII, trên cả thứ hạng của Nguyễn Gia Trí học cùng lớp, bài thi tốt nghiệp của Nguyễn Gia Trí là một tác phẩm lụa. Sau đó, ở bức “Trong vườn” ông đã đắp mấy lớp sơn dầy cho cây phù dung tiền diện nổi lên - tách xa hai thiếu nữ đi lại về phía sau và xa hơn nữa là hai cô gái ngồi thêu trong vườn sâu màu mận sẫm râm mát... tạo một không gian rộng rãi.
NHÃ THI
Nguồn: Vietnnamnet
Trả lời với trích dẫn