Câu trả lời là không. => Video art đâu hẳn phải là video. => không độc  )
Lịch sử Video Art (3)
Từ thời điểm bắt đầu của thập kỷ 70, Bill Viola đã đồng thời sản xuất ra những băng Video và các tác phẩm sắp đặt Video. Ông hướng tới việc sáng tạo nên những bố cục thị giác - âm thanh tạm bợ, thu thập các âm thanh và hình ảnh trên băng Video để rồi tái sắp xếp lại chúng và tạo nên những cấu trúc tái trình hiện thế giới bắt nguồn từ nỗi nhớ, sự mơ mộng, ý thức, sự tưởng tượng và từ chính tri nhận của bản thân nghệ sỹ, thoát khỏi cách kể chuyện thông thường và cấu trúc tuyến tính của phimđiện ảnh và phim truyền hình kiểu cũ. Nỗ lực cao nhất của Bill Viola là để truyền phát những tác phẩm - mà ông coi là những bài thơ thị giác của chính ông - vào phòng khách của mọi gia đình. Tác phẩm theo tinh thần này của Bill Viola có thể kể tới Wild Horses (1972), Information and Cycles (1973).
Bill Viola, Union, 2000, color video diptych on two plasma display
flat-panel monitors, 102.8 x 127 x 17.8 cm, Don and Mary Melville and the
Sarah C. Garver Fund, 2001.101.
Vào năm 1972, Viola đã sản xuất tác phẩm Istant Replay, bao gồm một băng Video 20 phút và một tác phẩm sắp đặt khép kín, trong đó máy quay, hai màn hình và hai đầu thu được sắp xếp theo cách để công chúng có thể nhận ra sự chậm lệch cua thời gian. Những tác phẩm khác, như Vapour (1975) và He Weeps for you (1976), liên gộp các kết hợp tương tự của công nghệ và nguyên tố thiên nhiên là nước, trong một diễn từ thị giác về chủ đề triết lý đồng cốt. Trong tác phẩm Hatsu Yume (First Dream) (1981), một băng Video mầu dài 56 phút với hệ âm thanh stereo, Viola đã thể hiện những gì sẽ trở nên là "phim du lịch công nghệ cao" về nước Nhật Bản hiện đại, bao gồm cả đời sống thành thị và nông thôn. Trong tác phẩm của ông, xuất hiện từ đầu tới cuối là những hàm chiếu có tính biểu tượng về các chủ đề dai dẳng mà ông theo đuổi như là : sự đối nghịch và liên kết có tính bản chất của nước và lửa, ánh sáng và bóng tối, sự sống và cái chết. Như ông quan sát, "Video ứng xử với ánh sáng giống như nước vậy, ánh sáng trở nên lỏng loãng trên màn hình điện tử. Tôi cho rằng cá sống trong nước cũng như con người tồn tại trong ánh sáng. Đất liền chính là cái chết của cá - cũng như bóng tối là cái chết của con người." Cả hai tác phẩm sắp đặt ấn tượng của Viola là Room for St. John of the Cross (1983) và The Theatre of Memory (1985) đã tạo ra một sức hấp dẫn đối với trí tưởng tượng của con người về khả năng vượt qua mọi nỗi đau khổ và giới hạn vật lý.
Bill Viola, Going Forth By Day: First Light (Panel 5), 2002. Video/sound installation, dimensions
variable. Deutsche Guggenheim Berlin. Photo: Kira Perov.
Les Levin cũng có thể được coi như một nhà tiên phong trong nghệ thuật Video, từ khi ông bắt đầu làm việc với dụng cụ portapack đầu tiên vào năm 1965, cùng thời điểm với các thực hành đầu tiên của Nam June Paik. Trong năm đó, ông đã sản tạo ra băng Video đầu tiên của ông mang tên Bum. Levine tự coi mình là một nhà Điêu khắc Video (Video Sculptor), và trong các tác phẩm của mình ông không chỉ sử dụng công nghệ Video, mà còn kết hợp với phim, điện thoại, máy thu hình và nhiếp ảnh. Tác phẩm sắp đặt Video đầu tiên của ông là một tác phẩm sắp đặt khép kín sử dụng hiệu ứng chậm lệch thời gian đầu tiên trong thể loại này, có tên là Slipcover, được bắt đầu từ năm 1966, và sau này, khi được triển lãm tại Gallery Nghệ thuật Toronto, nó đã cho phép công chúng quan sát các hành động của bản thân họ với một khoảng chậm lệch thời gian 5 giây. Vào năm 1968, Levine sáng tạo nên một tác phẩm điêu khắc Video mang tên là Iris, sử dụng ba máy quay và sáu màn hình, nhằm tạo ra một tác phẩm điêu khắc điều khiển học không chỉ được xem bởi công chúng mà còn có thể tự "quan sát" chính bản thân, và qua đó gây tác động lên hành vi của người xem. Với các tác phẩm sắp đặt Video tiếp sau như Chain of Command (1977) và Deep Gossip (1979), hay Visions from the Godworld (1981) mà trong đó, năm cuộn băng Video được chiếu đồng thời, Levine đã khảo sát năng lực tưởng tượng mang tính thần bí - kỹ thuật của chính ông - về một môi trường hư cấu mà trong đó mọi ước ao và nhu cầu trần tục nhất đều có thể được thỏa mãn. Theo quan niệm của Levine, các nghệ sỹ Video hoàn toàn không sản xuất ra các băng Video có thể kết hợp được với các sản phẩm truyền hình theo tập quán cũ. Hơn thế, họ sử dụng công nghệ truyền hình để biểu hiện các ý tưởng và cảm xúc nghệ thuật. Chức năng của băng Video là để sáng tạo ra một kênh trực tiếp từ nghệ sỹ tới công chúng
Les Levine - Iris - 1968
Tại Nhật Bản, sau thời kỳ đầu của Video Art, mà thực chất là một thứ gì đó phụ thuộc vào TV, rất nhiều nghệ sỹ đã hết hứng thú đối với chất liệu này. Trong khoảng đầu thập kỷ 70, Video đã chỉ được sử dụng chủ yếu như thể một thiết bị đơn thuần thu ghi lại các sự kiện nghệ thuật. Các nghệ sỹ hầu hết chỉ hướng tới cách làm nghệ thuật truyền thống - như hội họa và điêu khắc - và chỉ quan tâm tới Video từ viễn cảnh này. Thế nhưng, với riêng Katsuhiro Yamagushi, công nghệ điện tử lại có thể trở nên một quyền lực sáng tạo có khả năng nới rộng tài năng và sự minh triết của kẻ sử dụng nó. Sức tưởng tượng của ông, mà ông gọi là "imaginarium", đã vẽ nên cả một mạng lưới truyền thông trong không gian thực. Cùng với việc sử dụng một phẩn mềm thích hợp và một máy quay Video, mọi người đều có thể tạo ra hình ảnh và chuyển hóa chúng lên kênh mạng. Những hình ảnh này có thể truyền phát trong thời gian thực tới mọi màn hình kết nối mạng.
Katsuhiro Yamagushi, The Invention of Morel, 1999
Yamagushi là một trong những nghệ sỹ lumino-kinetic (quang động) trong thập kỷ 50 và 60, cũng như là một điêu khắc gia và một nhà thiết kế thực nghiệm. Ông đã xây dựng nên tác phẩm sắp đặt Video đầu tiên của mình, mang tên Image Modulator, vào năm 1969. Rất nhiều tác phẩm sắp đặt Video của ông là những cấu trúc kết hợp bao gồm các nguyên tố điêu khắc và thiết kế, thường xuyên tương tác với môi trường. Chúng hướng tới dáng vẻ của, hoặc là những sắp đặt khép kín bao gồm cả sự tham gia của công chúng, hoặc là các sự dàn dựng nhiều màn hình để qua đó, nghệ sỹ đạt được hiệu ứng kính vạn hoa qua sự sắp xếp đồng thời trong một không gian nhiều hình ảnh khác nhau. Từ năm 1981, Yamagushi đã lấy vườn thiền Nhật bản làm chủ đề chính của mình, qua đó, chuyển hóa đề tài truyền thống vào một khung cảnh điện tử, ví dụ như trong tác phẩm Future Garden (1984) chẳng hạn. Một yếu tố quan trọng khác trong tác phẩm của ông chính là kiến trúc. Trong những tác phẩm như Arch and Column (1988), ông đã phối kết kiến trúc cổ điển - trong hình thái ba chiều của nó - cùng với những hình ảnh từ màn hình, trưng chiếu ra những chuỗi phát triển đồ họa của các nguyên tố kiến trúc cùng chức năng với các nguyên tố hiện diện trong mô hình kiến trúc ba chiều thực, bóng gió tới nghệ thuật trích dẫn hậu hiện đại trong khi cùng lúc, vẽ ra những viễn cảnh mới mẻ trong điêu khắc Video nói chung.
Katsuhiro Yamagushi, Column ( 1988)
Với Douglas Davis, Video Art không hề là một xu hướng nghệ thuật gồm một nhóm những ý tưởng chung. Bởi với Video Art, điểm chung duy nhất cho mọi nghệ sỹ chỉ là là sự thao tác với phương tiện. Ông nhận thức về Video Art như một bước chân đầu tiên vào trong quá trình chuyển hóa mang tính cấu trúc của nghệ thuật. Loại Video Art tạo ra sức hấp dẫn cho ông, là loại Video Art mang tính phản truyền hình và phản đại chúng. Trong mắt ông, Video Art có thể trở thành dạng nghệ thuật cao cấp, khi tư duy và phương tiện gặp gỡ nhau; và nhìn dưới góc độ này, Video Art sẽ tấn công một cách chậm rãi và khôn khéo vào hệ thống truyền hình. Video, Ông tin rằng, mang chứa vô số quyền lực không chỉ qua kênh tiếp giao trực tiếp, mắt tới mặt, tâm trí tới tâm trí, mà còn tạo nên quyền lực trong thời gian thực, trong đó thời gian của kẻ phát và người nhận là đồng nhất. Đây chính là chiều kích "sống" (live) của Video. Theo David, các nghệ sỹ Video mang chính xác cái vai trò mà mọi nghệ sỹ đều mang, khuyếch gợi và khuyến khích tâm trí của những kẻ đang xem, nghe và tư duy. Và chỉ duy nhất trong khía cạnh này mà Video có liên hệ tới quá khứ. Tư duy chứa trong băng Video, chính là cái tư duy, một cách tiềm tàng, có khả năng đồng thời đến được khắp nơi, trong một hành vi tiếp giao trần trụi.
© Như Huy
Source: Chapter 3- Art of the Electronic Age, Thame and Hudson , 1993
Phục lục: Trích đọan tác phẩm của Bill Viola và của Matthew Barney, hai nghệ sỹ Mỹ nổi tiếng nhất trong thế hệ của họ(Matthew Barney chính là chồng của nữ ca sỹ Bjork). 3 Video theo thứ tự từ trên xuống là tác phẩm của Bill Viola, Hatsu Yume (First Dream) (1981), part 1 và part 2, và sau đó là của Matthew Barney, trích trong Cremaster 4 (2003)
[YOUTUBE]FvRmU6YjcRo[/YOUTUBE]
[YOUTUBE]UqJQMETkI1k[/YOUTUBE]
[YOUTUBE]QYQ8wdrvc9A[/YOUTUBE]
|