
10-10-2012, 04:32 PM
|
Junior Member
|
|
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 13
|
|
Một bổ xung thú vị mình mới tìm thấy trong quyển sách: "Những nền tảng của mỹ thuật" do nhà XBMT phát hành: trích trong phần "bảy nguyên tắc của cơ cấu"/ Mô típ:
" Mô típ là một khái niệm có nhiều liên hệ đến mẫu mực. Khi một đơn vị cơ bản, một không gian giới hạn, hoặc một mẫu gốc được tạo ra và sử dụng lặp đi lặp lại, thì nó được xem như là một mô típ. Đơn vị trang trí nhỏ nhất trong một cuộn giấy dán tường là mô típ. Sự trang trí lặp đi lặp lại của đơn vị trang trí này liên hệ đến bề mặt của căn phòng và tạo ra một mẫu mực toàn diện lôi kéo sự chú ý do kích cỡ của diện tích được phủ kín bởi nó. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra cái mô típ trong tác phẩm của Andy Walho, họa sỹ theo trường phái Pop. Walho cũng là người tạo ra một mẫu toàn diện ở quy mô nhỏ hơn với những tác phẩm vẽ các hộp súp của ông. Những mẫu toàn diện luôn là điều có thể khẳng định trước. Một họa sỹ không muốn có một hình ảnh lặp đi lặp lại có thể tạo ra một mẫu trang trí không theo quy tắc. Hơn nữa những thợ may chăn thường xoay vòng mô típ, thay đổ màu, sắc đọ, cách sắp xếp và vị trí. Điều đó giúp họ nhấn mạnh hơn sự thay đổi và đưa vào mẫu mới với những hình vuông, đường chéo hoặc hình thoi, có thể trỗi lên từ mẫu toàn diện. Trong một cách tương tự như thế Chuck Close đã lặp đi lặp lại một đơn vị trang trí có hình thoi với những chuỗi các vòng tròn bên trong, nhưng Close thay đổi màu sắc và sắc độ trong mỗi lỗ tổ ong, nên mẫu toàn diện là một với chân dung Paul III (các bạn có thể xem lại tranh ở trên)"
" Một mẫu toàn diện trỗi lên từ một chân dung với kích cỡ lớn hơn thật. Vì có sự thay đổi trong xử lý màu sắc và sắc độ, nên mẫu toàn diện chế ngự mô típ được lặp lại - hình thoi với những chuỗi vòng tròn nhỏ bên trong"
(NNTMY/Chương 2/Bố cục/bảy nguyên tắc của cơ cấu/Mô típ/trang 51-52-53)
|