Nhận định của HB_DS là có lý trong trường hợp của topic này, nhưng lưu ý bạn một điều, không phải cứ cái gì "cứng cáp" là không đậm chất art cả đâu .
Dưới đây là một tác phẩm rất "cứng cáp" nhưng cũng rất ART . Tác phẩm "along the great curve" của tác giả Jim Hodges (Mỹ) làm năm 2004 . Chất liệu : bút chì mầu trên tường .
Rất xin lỗi nếu có post ảnh sai chủ đề .
Tôi có cảm giác bạn itgame và cả một số bạn khác nữa vẫn "đọc" nghệ thuật qua cái sự "giống", cái sự "giống" như thật này chỉ là tiêu chí của của một vài chủ nghĩa thôi, như chủ nghĩa "hiện thực" chẳng hạn. Nên nhớ còn có rất nhiều những chủ nghĩa khác nữa. nhưng cái chung nhất của nghệ thuật là tính sáng tạo. Chính vì vậy có thể trả lời bạn bức trên trên đẹp ở chỗ sáng tạo, độc đáo .
anh có biết trong "chủ nghĩa hiện thực" nó định nghĩa "sự giống" là gì không ?cuốn sách "nghệ thuật qua sự giống"có lẽ rất hay anh có thể giới thiệu cho em xem không?theo em mỗi chủ nghĩa nó định nghĩa "sự giống" khác nhau chủ nghĩa hiện thực định nghĩa sự giống chắc khác với những chủ nghỉa kia .Nhìn tranh của picaso ta có thấy nhiều góc nhìn của 1 hình ảnh thì chủ nghĩa lập thể gọi là giống ...Nhưng em vẫn thích chủ nghĩa hiên thực hơn ,nó phù hợp với trình độ em bây giờ
@ itgame : Tôi thì không có quyển sách mà bạn nhắc đến. Như có thể trao đổi về cái sự "giống" như sau :
Khi bạn vẽ một bức tranh, ví dụ tự hoạ của bạn chẳng hạn. Thì bạn có vẽ giống đến mấy, hiên thực đến mấy, thậm chí "Cực thực" chăng nữa thì nó cũng vẫn không phải là bạn, mà chỉ là "Bức tranh vẽ bạn thôi" . Vậy nó là một "Sản phẩm" nằm ngoài cái "Thực" . Đã nằm ngoài cái thực thì tiêu chí nên có là : Sự sáng tạo, sự vượt lên trên cả cái thực .
Có thể bây giờ và kể cả sau này nữa , bạn đi theo chủ nghĩa Hiện thực thì bạn cũng nên nhớ , "Sao chép", "mô phỏng" chưa bao giờ là tiêu chí của bất kỳ một chủ nghĩa hay một loại hình nghệ thuật nào cả . Chúc thành công, rất vui được trao đổi .