Trở lại   Chợ thông tin Tranh Ảnh nghệ thuật Việt Nam > Thông tin chung > Tài liệu Mỹ Thuật
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 26-02-2013, 08:44 AM
hoabinh hoabinh đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 7
Mặc định HS Tô Ngọc Vân - Cuộc đời và sự nghiệp

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Tô Ngọc Vân (1908-1954)

Hoạ sỹ Tô Ngọc Vân với bút danh Tô Tử, Ái Mỹ sinh ngày 15/12/1908 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang.
Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật khóa II (năm 1931). Từ năm 1931, ông cộng tác với các báo: Phong Hóa, Ngày Nay, Thanh Nghị…
Ông từng dạy học ở trường trung học Phnôm-Pênh (1935-1939) và dạy trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1939-1945).
Sau cách mạng tháng Tám 1945, ông tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, phụ trách Trường Mỹ thuật Việt Bắc.
Ngày 17/6/1954, ông hy sinh ở Đa Khê, vùng gần sát chiến trường Điện Biên Phủ. Ông được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Tranh của Tô Ngọc Vân từng được triển lãm ở Sài Gòn (1930), triển lãm ở Ba Lan, Liên Xô, Hung-ga-ri, Ru-mani…
Những tác phẩm tiêu biểu của ông:
  • Trước cách mạng Tháng Tám 1945: Thiếu nữ bên hoa sen (1944), Thiếu nữ bên hoa huệ (1943), Hai thiếu nữ và em bé (1944), Thiếu phụ ngồi bên tranh tam đa (1942), Buổi trưa (1936), Bên hoa (1942), Thuyền sông Hương (1935) đều là tranh sơn dầu.
  • Trong kháng chiến chống Pháp: Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ (1946-sơn dầu), Nghỉ đêm bên đường (sơn mài - 1948), Con trâu quả thực (ký hoạ màu nước - 1954), Hai chiến sĩ (màu nước - 1949)…
Nhập vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, Tô Ngọc Vân đã từ quan điểm nghệ thuật thuần túy chuyển sang quan điểm nghệ thuật phục vụ kháng chiến.
Những bức tranh trong kháng chiến chống Pháp của ông thể hiện điều đó. Lòng yêu nước của ông là tấm gương một nghệ sỹ chiến sỹ chân chính. Cống hiến của ông về nghệ thuật sơn dầu trước cách mạng rất có giá trị. Càng ngày thời gian càng khẳng định những bức tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân còn trẻ mãi, có sức sống lâu bền.

Ông đã ngã xuống chiến trường khi tài năng đang đầy hứa hẹn. Ông để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm trên 150 tranh và ký hoạ, nhiều bức được lưu giữ ở Viện bảo tàng Mỹ thuật, được hâm mộ cả trong và ngoài nước. Tên tuổi của Tô Ngọc Vân là niềm tự hào cho nền Mỹ thuật Việt Nam.
Một vài tác phẩm tiêu biểu của Tô Ngọc Vân

Hai thiếu nữ và em bé

Thiếu nữ bên hoa huệ

Ký họa bút chì

Bác Hồ làm việc ở chiến khu (tranh in và khắc)
-- Đinh Quang Tốn --
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI

  #2  
Cũ 26-02-2013, 08:44 AM
lds lds đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 12
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bài mới đăng này đáng được nhận Nhuận Bút.
Lấy tiền Nhuận thì tự móc tay vào túi đi ! Admin SAME chủ tòa soạn mà !
Thanks for your news !
Trả lời với trích dẫn



  #3  
Cũ 26-02-2013, 08:44 AM
soncuoc2003 soncuoc2003 đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 17
Mặc định

TNV có rất nhiều tranh kí họa (TNV cũng nổi tiếng về lĩnh vực này ko thua gì sơn dầu ) ở room này còn thiếu ,hi vọng mọi người bổ sung thêm ..thanks
Trả lời với trích dẫn



  #4  
Cũ 26-02-2013, 08:44 AM
infovt infovt đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 17
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

nhung cai nay neu co the giu mai trong wes thi hay lam
vi se co luc chung ta can nhang tu lieu nay
cam on
Trả lời với trích dẫn



  #5  
Cũ 26-02-2013, 08:44 AM
hanamtbxd hanamtbxd đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 13
Mặc định

sao ko thấy tranh đâu cả
có chút tư liệu liên quan
TÔ NGỌC VÂN - Một tài năng, một nhân cách lớn

Nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại trưởng thành và phát triển với nhiều thành tựu như ngày nay là nhờ sự đóng góp rất to lớn của lớp họa sĩ đầu tiên, mà Tô Ngọc Vân là người đầu tiên trong số những người đầu tiên cần được nhắc tới ấy.

Tô Ngọc Vân sinh ngày 15.12.1906 tại Hà Nội. Quê ông ở Xuân Cầu (Văn Giang, Hưng Yên). Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời năm 1925, Tô Ngọc Vân là sinh viên khóa 1926- 1931. Sau khi tốt nghiệp ông trở thành giảng viên của trường, dạy ở Lào và lại về trường (1939-1945). Ông là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1946 cho đến năm ông hy sinh (1954).

Bác Hồ làm việc ở chiến khu (tranh in khắc, Tô Ngọc Vân, 1946)
Phải nói rằng, trước năm 1925 các họa sĩ Việt Nam lớp đầu chưa có khái niệm rõ rệt về hội họa. Họ hướng về cái đẹp, đi tìm cái đẹp bằng những cảm nhận mơ hồ. Không tính đến mỹ thuật truyền thống, thì rõ ràng ngày ấy, hội họa hiện đại ở Việt Nam chưa có gì. Điều đầu tiên để nói là hội họa sơn dầu Việt Nam phát triển được chủ yếu nhờ công của Tô Ngọc Vân. Bằng khen danh dự cho tác phẩm sơn dầu Bức thư của Tô Ngọc Vân ở Triển lãm Hội họa Pháp, cùng với Huy chương vàng ở Triển lãm thuộc địa Pari 1931 cho tác phẩm này, là sự khẳng định đầu tiên về tài năng của ông trong sáng tác bằng chất liệu sơn dầu. Trong khi Victor Tardieu quá lo bảo vệ bản sắc dân tộc cho các sinh viên Việt Nam, khiến họ chỉ quan tâm đến các chất liệu lụa, khắc gỗ, rồi đến sơn mài... còn Imguiberty, dạy sơn dầu, thì luôn nghĩ rằng cho sinh viên Việt Nam học sơn dầu chỉ vì đó là một môn học cơ bản, chứ chất liệu sơn dầu với Việt Nam quá xa lạ, hấp thụ đã khó, sáng tác làm sao được thì chỉ Tô Ngọc Vân, vào lúc ấy, thấy trước triển vọng của sơn dầu. Với một bản chất mạnh mẽ, nồng nhiệt luôn luôn sôi nổi, Tô Ngọc Vân tìm thấy ở chất liệu sơn dầu khả năng diễn tả trực tiếp, đầy đủ nhất những cảm xúc mạnh nhiều khi táo bạo của mình. Nhờ học được ở Imguiberty, Tô Ngọc Vân đã trang bị được một kỹ thuật sơn dầu hoàn hảo. Những tác phẩm của ông trong thời kỳ này đều là những tác phẩm nổi tiếng, mẫu mực và quí giá cho mãi về sau : Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiếu nữ và em bé, Thiếu nữ và hoa sen... Từ một họa sĩ quan niệm rằng "Không có thú nghệ thuật nào lại không có sự nhục cảm", Tô Ngọc Vân, cũng như nhiều họa sĩ cùng thế hệ, đến với cách mạng, đi vào kháng chiến với tất cả tấm lòng nhiệt thành. Những bức sơn dầu lộng lẫy, hấp dẫn, sáng lòa hình thể, màu sắc của người họa sĩ đột nhiên thay đổi hẳn phong cách trong Bác Hồ làm việc tại Bắc Bộ phủ. Đây là bức chân dung sơn dầu đẹp nhất của Tô Ngọc Vân sáng tác trong thời kỳ đầu của nền mỹ thuật Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Một bức tranh giản dị, trang nghiêm mà không kém phần tráng lệ huy hoàng. Tô Ngọc Vân bố cục hình Bác khoan thai và đĩnh đạc, choán cả diện tích nền tranh, ánh sáng ngang, rực lên, làm rõ một không khí mộc mạc mà vô cùng sinh động.

Năm 1947, Tô Ngọc Vân là Trưởng đoàn Văn hóa Cứu quốc ở khu Mười. Ông cũng đồng thời là Giám đốc xưởng Mỹ thuật, Hiệu trưởng trường Mỹ thuật kháng chiến. Tô Ngọc Vân đã tổ chức một xưởng khắc và in tranh tuyên truyền trên một quả đồi lớn ở làng Xuân áng, Phú Thọ. Ông cùng các văn nghệ sĩ trong đoàn kháng chiến : Thế Lữ, Bùi Huy Phồn, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khang... và các đồng nghiệp và học trò của mình đi khắp các ngả đường chiến dịch, với tấm lòng một người yêu nước và lòng khát khao sáng tác của một nghệ sĩ lớn. Tô Ngọc Vân luôn luôn có những cuộc tranh luận thẳng thắn về nghệ thuật, không phải chỉ một lần. Lúc Tô Ngọc Vân đang nổi tiếng về tranh sơn dầu chứ chưa làm sơn mài bao giờ, nhưng ông vẫn bênh vực cho chất liệu theo ông là đậm chất dân tộc khẳng định những ưu điểm quý giá của sơn mài và tự mình sáng tác tranh Nhã Nam tiêu thổ kháng chiến để chứng minh.

Hai thiếu nữ và em bé (màu dầu, Tô Ngọc Vân, 1944).
Tô Ngọc Vân chọn cho mình con đường sống với nhân dân, chiến đấu với nhân dân, và đã hy sinh vì nhân dân. Ông mất ngày 17.6.1954 trên đường đi chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Đọc lại những gì ông viết, những bài tranh luận của ông, lúc nào cũng thấy cháy lên sau con chữ tấm lòng yêu nước, yêu dân. Dù những bài tranh luận về nghệ thuật hay những lời lẽ cụ thể như trong bài viết ông đọc ngày khai trường Mỹ thuật kháng chiến ở Việt Bắc 1950 : "...Nhận của nhân dân cơm áo, chúng ta trả lại nhân dân bằng hội họa. Bằng cách đem hội họa phụng sự nhân dân, làm đẹp cuộc đời của nhân dân, hướng dẫn để nâng cao trình độ thưởng thức hội họa của nhân dân. Đứng trên lập trường ấy, chúng ta ghi câu khẩu hiệu : "Hội họa là một công tác. Người vẽ là một cán bộ". ở đây chúng ta đồng tình với những bậc tiền bối danh dự của hội họa cổ điển, đem nghệ thuật mà phục vụ một đạo. Nhưng cái đạo của chúng ta là đạo làm một người của nhân dân... ". Không phải chỉ trên lý thuyết, Tô Ngọc Vân trên cương vị Hiệu trưởng, cùng một đội ngũ họa sĩ tài năng đầy tâm huyết, đã truyền cho một lứa họa sĩ trẻ, trong khóa Mỹ thuật kháng chiến ấy cả tinh thần sáng tạo và lòng yêu đất nước, yêu nhân dân. Lớp học trò của ông đang là chỗ tựa vững chắc nhất cho nền mỹ thuật cách mạng, dân tộc và đổi mới hiện nay. Công lao của Tô Ngọc Vân đối với nền mỹ thuật Việt Nam cần được ghi nhận và đánh giá thật công bằng. Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một và Huân chương Độc lập hạng Nhất mà Đảng và Nhà nước truy tặng ông là biểu hiện của sự ghi công đó. Những tác phẩm ông vẽ trong kháng chiến Dừng chân bên đồi, Hai chiến sĩ, Nữ cứu thương, Bà Bủ, Tôi có ý kiến, Đi học đêm... cùng hàng nghìn ký họa, không chỉ đem lại cho ông Giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1954, mà còn khẳng định tài năng lớn của ông vẫn lớn lên cùng với cuộc kháng chiến của dân tộc, cũng như thế, nhân cách của ông suốt hơn 50 năm qua, vẫn tỏa sáng và để lớp nghệ sĩ sau ông không ngừng suy ngẫm và noi theo.
sưu tầm
ko tải tranh được
Trả lời với trích dẫn



  #6  
Cũ 26-02-2013, 08:44 AM
wine wine đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 10
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hình như tôi nhớ ko nhầm thì ko có bức em thúy ở đây nhỉ
Chả nhớ lắm , trẻ lú lẫn mất rồi , chắc già mới thông ra :2
Trả lời với trích dẫn



  #7  
Cũ 26-02-2013, 08:44 AM
thanh-hoa-co thanh-hoa-co đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 9
Mặc định

Tô Ngọc Vân vẽ rất nhiều "em" nhưng không vẽ "Em Thuý". Bởi vì Trần Văn Cẩn vẽ mất rồi .
Dưới đây là bức "Em Thuý" của Trần Văn Cẩn. Xin lỗi vì đã post tranh của hoạ sỹ nọ vào trang của hoạ sỹ kia .
Trả lời với trích dẫn



  #8  
Cũ 26-02-2013, 08:44 AM
fmc.cm fmc.cm đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 12
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hì hì , chết em dạo này lẫn quá rồi )
Bác Lâm chắc nhiều tài liệu hay nhi?:41:
Chắc hôm nào bác đồng ý em và bạn qua nhà chơi ^^
Bác nhìn là quen ngay:icon14:
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:32 AM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.