PAUL KLEE ( 1879-1940 )*
Mặc dù, có lẽ ở cái nhìn đầu tiên, một vài bức tranh của Paul Klee mang bóng dáng tranh trẻ thơ, song bạn sẽ thấy ngay rằng hòan toàn không phải thế, thậm chí cũng chẳng có chút cảm thức ngây vụng nguyên sơ nào tồn tại trong đó hết, mà thực ra ở đây, Klee đã khởi dựng nên một thế giới huyễn tuởng đầy mơ mộng chưa từng được bất kỳ họa sỹ nào tạo ra trước đó.
Suốt cuộc đời mình, ông đã vẽ khỏang 9000 bức tranh, một số lượng kinh hòang, song sẽ kinh hòang hơn nếu ta hiểu là đã có biết bao nhiêu ý tưởng và phong cách được Klee tạo ra khi vẽ những bức tranh ấy. Nhưng vì hầu hết các bức tranh của Klee đều có kích thước nhỏ, chúng khó có thể tránh khỏi tình trạng bị mất đi nội lực thâm sâu khi được đặt cạnh nhau với một số lượng lớn, đặc biệt là trên các vách tưởng bảo tàng.
Tuy vậy, ngay phía sau những huyển tưởng phi thực nhất của tranh Paul Klee, bạn sẽ tìm thấy các lề phép hợp lý và mang tính truyền thống của đường nét, mầu sắc, kết cấu, hình dạng và hướng lực, tất cả đều liên đới và quyện chặt với nhau một cách trừu tượng. Song, chẳng có gì phải ngạc nhiên về điều này, bởi dẫu cho rất nhiều tác phẩm của Klee khởi đầu từ tiềm thức, ông thường làm việc đến hàng tháng trời cho tới khi mỗi bức tranh đạt tới độ tòan hảo nhất. Các tên tranh của ông, tự thân cũng mang tính sáng tạo không kém, hoặc đậm chất hài biếm, tuy thế tất cả đều được nghĩ ra chỉ sau khi bức tranh hoàn tất, đôi lúc, chúng cũng đến từ gợi ý của bạn bè bên vài cốc bia. Klee gọi tiến trình này là : “ đặt tên cho con” ( naming my children )
Klee cũng sáng chế ra các phương pháp kỹ thuật cho riêng mình, khi thừơng xuyên sử dụng hỗn hợp các chất liệu như sơn dầu, mầu nước, mực in, thuốc nhuộm, thuốc tẩy, vv… trên một bức tranh.
Klee nhấn mạnh rằng ông muốn hướng tới việc” trừu tượng hóa ký ức “, và một người bạn của ông, Will Grohmann đã nói về ông như sau: “ Tóan học và mộng mơ, thị giác và nhạc tính, con người và vũ trụ, đó là tất cả những gì hội tụ trong Paul Klee”
Note: Tranh của Paul Klee, mang tên hài kịch
Nguồn:
http://blog.360.yahoo.com/blog-b5YmN...p=126#comments